Đau nhức xương khớp sau Covid và cách phòng tránh

dau nhuc xuong khop te bi chan tay 1 1 - Sản phẩm được bán bởi Gimedi Pharma

Đau nhức xương khớp sau Covid là một triệu chứng thường gặp, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Bài viết chia sẻ một số cách giảm đau nhức xương khớp do COVID và đau nhức xương khớp sau covid.

 

Đau nhức xương khớp sau Covid

Về lý thuyết, tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc viêm phổi do nguyên nhân virus (trong đó có virus SARS CoV 2) hoặc các loại vi khuẩn khác. Theo các số liệu nghiên cứu, triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở khoảng 63% trường hợp viêm phổi do biến thể Delta, 42% xảy ra khi nhiễm biến thể Omicron, trong khi triệu chứng này xảy ra ở 70% người nhiễm virus cúm mùa.

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp sau Covid là do khi cơ thể nhiễm virus (bao gồm SARS CoV 2) sẽ kích thích giải phóng các Cytokine và một loạt các chất trung gian hoá học của quá trình viêm, từ đó hình thành Pyrogens và Prostaglandin E2. Pyrogens là sản phẩm của quá trình suy yếu tế bào, giúp cơ thể chống lại virus bằng cách gây sốt, tuy nhiên chất này sẽ bám vào các dây thần kinh và gây ra cảm giác đau. Kèm theo đó, Prostaglandin E2 cũng được hình thành, đây được xem là một chất đặc hiệu kích hoạt các con đường gây ra cảm giác đau của cơ thể.

dau nhuc xuong khop te bi chan tay 1 1 - Sản phẩm được bán bởi Gimedi Pharma

Pyrogens và Prostaglandin E2 tập trung rất nhiều ở vùng cơ đầu, vai gáy, cơ thắt lưng và các cơ quanh gối gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Thông thường, nồng độ các chất này sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng 4-5 ngày, vì vậy người bị Covid đau nhức xương khớp hầu hết chỉ trong thời gian ngắn, sau đó tự hết mà không để lại di chứng.

Triệu chứng đau nhức xương khớp Covid có thể rất dữ dội, vì một nguyên nhân nào đó khiến cho virus phát triển mạnh, cơ thể phản ứng bằng cơn bão Cytokine, đồng nghĩa với việc các chất Pyrogens và Prostaglandin E2 tiết ra quá nhiều khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Nhiều trường hợp đã ghi nhận rằng, chỉ cần một chiếc lông gà chạm vào cũng có thể gây ra cảm giác đau, trong trường hợp này đa số bệnh nhân sẽ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các thuốc giảm đau thông thường.

Sau khi khỏi bệnh, một số trường hợp cơ địa mẫn cảm, hiện tượng tăng tiết Pyrogens và Prostaglandin E2 vẫn tiếp tục diễn ra sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng, đau vai gáy, đau nhức xương khớp sau Covid kéo dài, thậm chí 6-9 tháng sau mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Tình trạng đau nhức xương khớp sau Covid 19 rất dễ chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh lý như thoái hoá cột sống, viêm đĩa đệm, phồng hay thoát vị đĩa đệm… Lúc này người bệnh được bác sĩ chỉ định chụp X Quang, cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ và điều trị theo đúng phác đồ để cải thiện tình trạng đau hậu Covid 19.

Bên cạnh tình trạng đau nhức xương khớp sau Covid, tình trạng đau lưng và đau vai gáy cũng tồn tại dai dẳng do xuất phát từ việc phổi bị tổn thương. Theo Đông y, bệnh lý liên quan đến phổi sẽ bao gồm các biểu hiện đau nhức vai gáy và đau vùng lưng kèm theo các triệu chứng phổi bị tổn thương như ho, tức ngực, tê tay, cứng khớp…

dau nhuc xuong khop 3 1 - Sản phẩm được bán bởi Gimedi Pharma

Cách giảm đau nhức xương khớp do Covid

Người bị đau nhức xương khớp sau Covid có thể dùng thuốc không kê đơn như Ibuprofen (nếu bệnh nhân không có tình trạng đau dạ dày hoặc bệnh lý ở thận) hoặc Acetaminophen (Paracetamol) để giảm đau. Sau đó bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn để phục hồi khả năng vận động, tăng cường chức năng hô hấp, cải thiện sức khỏe tinh thần do di chứng hậu Covid để lại như:

● Vật lý trị liệu: sử dụng những kỹ thuật tay chuyên biệt kết hợp với công nghệ sóng siêu âm, điện xung trị liệu tác động sâu vào mô mềm để tăng tuần hoàn mạch máu, giúp bệnh nhân giải tỏa căng thẳng tại cơ bắp, giảm đau cơ, cứng mỏi cơ và nâng tầm vận động cho các cơ;

● Phục hồi chức năng: sử dụng hệ thống thiết bị phục hồi chức năng và các bài tập chuyên sâu cho từng vùng trên cơ thể nhằm cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường khả năng vận động khớp;

● Nắn chỉnh cột sống: giúp giải phóng áp lực chèn ép tại đốt sống và các khớp, giúp lồng ngực giãn nở tốt hơn, cải thiện khả năng hô hấp, làm giảm đau rõ rệt và thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ giúp hệ hô hấp ổn định, tuần hoàn máu lưu thông tối đa, giúp quá trình phục hồi đau nhức xương khớp sau Covid diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Để cải thiện tình trạng thở gấp hoặc khó thở, người bệnh hãy tham khảo 2 bài tập thở phổ biến:

● Tập thở cơ hoành: Đặt tay ở bụng dưới, khép môi và đặt lưỡi lên vòm miệng, hít vào bằng mũi và đưa không khí xuống bụng rồi từ từ thở ra bằng mũi.

● Tập thở mím môi: Hít vào bằng mũi rồi khép miệng, từ từ thở ra bằng miệng sao cho thời gian thở ra chậm hơn một nửa so với khi hít vào.

Bệnh nhân Covid cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, vitamin…, có thể chia ra nhiều bữa ăn nhỏ, hạn chế ăn đường, không uống rượu, cafe, trà, không hút thuốc,…

Trong quá trình phục hồi hậu Covid, người bệnh cần kiên trì, giữ tinh thần lạc quan, chăm chỉ tập thể dục vừa sức và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là những cách hiệu quả nhất giúp cơ thể chóng vượt qua di chứng hậu Covid.

Nguồn benhvien199

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage