Tiểu đường thai kỳ là một thể trong tiểu đường mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải gây ra nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng của bệnh sẽ giúp thai phụ giảm nguy cơ mắc bệnh này. Đồng thời, việc phát hiện sớm, can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ giảm biến chứng.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng hàm lượng đường ở trong máu tăng cao ở phụ nữ đang mang thai. Thông thường bệnh sẽ hết sau khi sinh con. Có 2 thể loại này gồm có tiểu đường thai kỳ type 1 và type 2. Đối với type 1, có thể kiểm soát được bệnh bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống. Còn với type 2 thì cần dùng insulin, loại thuốc khác để giúp điều trị bệnh.
2. Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ không có những đặc hiệu. Do đó, bệnh sẽ thường phát hiện ra khi người bệnh đi kiểm tra định kỳ.
Dấu hiệu hay gặp khi mắc bệnh này gồm có:
– Thường xuyên cảm thấy khát nước hơn bình thường.
– Đói bụng, ăn nhiều hơn.
– Tiểu nhiều lần.
3. Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Khi ăn uống, tuyến tụy sẽ sản sinh và giải phóng insulin. Đây là loại hormone giúp di chuyển glucose từ máu tới tế bào trong cơ thể và sử dụng nó để chuyển hóa, tạo ra năng lượng.
Lúc mang thai thì nhau thai của bạn tạo ra hooc môn khiến cho glucose tích tụ ở trong máu. Tuyến tụy sản sinh insulin giúp xử lý tình trạng đó. Nhưng nếu như lượng insulin sản sinh ra không đủ thì lượng đường ở trong máu sẽ tăng cao. Điều này khiến mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Khác với người bình thường, nhu cầu năng lượng ở trong giai đoạn bầu bí sẽ tăng cao. Do đó, nhu cầu lượng đường sẽ tăng lên cao. Nhưng không phải mẹ bầu bầu nào cũng sản sinh ra đủ lượng insulin thích hợp và cần thiết với nhu cầu về tăng lượng đường.
Bên cạnh đó, trong lúc mang thai, để thai nhi có thể phát triển tốt nhất, nhau thai thường tạo ra nội tiết tố. Nội tiết tố đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới insulin, gây rối loạn nội tiết tố. Đây là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, có yếu tố khiến cho các thai phụ dễ mắc bệnh tiểu đường:
– Lượng đường ở trong máu tăng cao.
– Béo phì, thừa cân khi mang thai.
– Có người thân bị tiểu đường.
– Thai phụ trên 35 tuổi.
– Đã từng sinh bé bị chết non, dị tật bẩm sinh.
– Sinh bé trước đó lớn hơn 4kg.
– Thai phụ mắc bệnh cao huyết áp cao.
– Bị tiểu đường thai kỳ ở mang thai lần trước.
4. Nên khám tiểu đường thai kỳ vào thời gian nào?
Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào nửa sau của giai đoạn thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên kiểm tra vào tuần 24 – 28 hay sớm hơn nếu như có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bác sĩ sẽ thường chỉ định thai phụ thực hiện các xét nghiệm kiểm tra lượng đường ở trong máu. Nếu như kết quả cao hơn so với ngưỡng ổn định sẽ phải xét nghiệm dung nạp glucose. Tức là kiểm tra lượng đường ở trong máu khi không có thức ăn, làm xét nghiệm glucose sau 3 tiếng.
5. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Nếu như bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần phải điều trị sớm. Bác sĩ cần thực hiện các công việc sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
– Kiểm tra nước tiểu cho mẹ bầu.
– Kiểm tra lượng đường ở trong máu.
Bác sĩ và người bệnh cũng cần theo dõi cân nặng, sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Bên cạnh đó là cung cấp cho bạn lượng insulin, thuốc khác để có thể kiểm soát đường ở trong máu.
Phụ nữ mang thai cần chú ý kiểm tra lượng đường thường xuyên đảm bảo ở trong ngưỡng ổn định:
– Trước bữa ăn dưới 95 mg/ml.
– Sau bữa ăn 1 giờ là 130mg/ml.
– Sau bữa ăn 2 giờ là 120mg/ml.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để giúp bệnh thuyên giảm.
Hy vọng các bạn đã hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh hoặc chăm sóc, can thiệp chữa trị kịp thời để đảm bảo mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt nhất.
Các bài viết liên quan:
- Cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ trước và sau khi sinh
- 7 điều cần làm ngay khi bị đái tháo đường thai kỳ