5 biểu hiện tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu cần chú ý

Mẹ bầu bị tiểu đường thường xuất hiện những vết bầm tím

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là bệnh mà thai phụ dễ mắc phải. Do đó, các mẹ bầu nên chú ý xem mình có bị một trong những biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây không để có thể phòng ngừa, nếu bị có thể điều trị sớm, kịp thời.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng quá trình chuyển hóa insulin ở phụ nữ mang thai bị rối loạn, thường xuất hiện ở tuần thứ 24. Theo như nghiên cứu, có 30% thai phụ mắc bệnh này. Thông thường sẽ tự khỏi sau 2 – 3 tháng khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm
Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm, nhiều mẹ bầu dễ mắc phải

Nguyên nhân gây ra bệnh là rối loạn hormone khi mang bầu làm cho quá trình chuyển hóa insulin bị tác động, rối loạn. Trong khi mang thai, để có đủ năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi, cơ thể mẹ bầu cần phải tự động kháng insulin. Nhưng để tam cá nguyệt thứ 2 thì nhu cầu năng lượng của thai nhi sẽ tăng cao làm cho tình trạng kháng insulin bị ảnh hưởng. Nhất là ở mẹ bầu  thường ăn uống đồ ngọt nhiều, tình trạng đó trở nên trầm trọng hơn.

Chỉ số đường cho thấy mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:

 – Trước khi ăn cơm lớn hơn 92mg/dl.

– Sau 1 giờ ăn cơm cao hơn 180mg/dl.

– Sau 2 giờ ăn cơm cao hơn 150mg/dl.

2. 5 biểu hiện tiểu đường thai kỳ phổ biến nhất

Tương tự như nhiều bệnh, đái tháo đường thai kỳ cũng tiến triển âm thầm. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường cũng dễ gây ra nhầm lẫn khác với dạng ốm nghén. Sau đây là 5 triệu chứng cơ bản mà các mẹ bầu cần chú ý:

2.1. Khát nước nhiều hơn

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát nước, nhất là ban đêm. Bởi đường ở trong máu cao khiến tế bào cần tách nước giúp làm loãng máu, giảm đi tình trạng glucose dư thừa. thời gian tách nước làm tế bào sẽ bị khát và yêu cầu người bệnh cần uống nhiều nước hơn để có thể bù lượng nước đang bị thiếu hụt. Và khi uống nước nhiều thì mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn.

2.2. Thị lực kém đi

Lượng đường ở trong máu tăng cao đột ngột và một cách bất thường bởi thủy tinh thể sưng lên. Lâu dần , thai phụ sẽ cảm thấy khó nhìn, tầm nhìn bị hạn chế. Tình trạng này sẽ không xảy ra thường xuyên mà nó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Nhưng mẹ bầu sẽ cảm thấy thị lực giảm cho đến khi sinh xong.

2.3. Vết bầm tím, vết thương lâu lành

Người thường bị tiểu đường hay mẹ bầu bị đều khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Nguyên nhân là do tế bào bạch cầu bị suy giảm chức năng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tới rối loạn chuyển hóa đường gặp tình trạng giảm khả năng về tuần hoàn máu. Từ đó làm vết thương lâu lành hơn, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch.

Mẹ bầu bị tiểu đường thường xuất hiện những vết bầm tím
Mẹ bầu bị tiểu đường thường xuất hiện những vết bầm tím

2.4. Mệt mỏi kéo dài

Ngoài ốm nghén, tiểu đường thai kỳ cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Nguyên nhân do tế bào cơ không nạp được lượng đường đầy đủ, cần tách nước để có thể hòa tan đường làm cho chúng thiếu năng lượng.

2.5. Vùng kín bị viêm nhiễm

Có rất nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ viêm nhiễm ở vùng kín gây ra cảm giác nóng ran, ngứa ngáy dù vệ sinh sạch sẽ và không quan hệ. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ hệ miễn dịch suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi ở vùng kín giảm hẳn. Đây là điều kiện khiến vi khuẩn và nấm có hại xâm nhập vào.

Trên đây là các biểu hiện tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu cần chú ý để giúp quá trình mang thai ổn định, mẹ và bé đều phát triển ổn định.

Các bài viết liên quan:

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage