Đau nhức xương khớp khi chuyển mùa và các biện pháp phòng tránh

Những bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau khớp… sẽ khiến bạn đau nhức, khó chịu, mất ăn mất ngủ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thì tình trạng đau nhức càng trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên làm gì để cải thiện tình trạng đau nhức cũng như phòng tránh đau xương khớp thời điểm chuyển mùa.

Các bệnh lý xương khớp thường gặp

Ai cũng có thể bị đau xương khớp như đau lưng, đau vai gáy… vào một thời điểm nào đó và cơ xương khớp là một trong những bệnh lý thường gặp với các bệnh điển hình như thoái hóa  đốt sống nói chung trong đó có thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng hay thoái hóa khớp gối… Đây là các bệnh có tỷ lệ người mắc cao và thống kê cho biết có 60% người trên 65 tuổi mắc các bệnh về cơ xương khớp và cột sống, có đến hơn 85% người trên 80 mắc bệnh lý cơ xương khớp và cột sống, còn những người trẻ hơn, sau độ tuổi 35 thì tỷ lệ mắc là 30%. Qua những số liệu này có thể thấy không chỉ người cao tuổi mắc bệnh lý xương khớp mà tỷ lệ mắc bệnh lý này ở người trẻ cũng khá cao.

dau nhuc xuong khop 33 1 - Sản phẩm được bán bởi Gimedi Pharma

Trong các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương … thì bệnh loãng xương thường xuất hiện muộn hơn và thường xảy ra với chị em phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, người trung niên và người cao tuổi. Các bệnh xương khớp cũng có thể gặp ở cả trẻ em như viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên hay viêm khớp phản ứng ở người trung niên hoặc bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi như thấp khớp, viêm khớp dạng thấp… Với người trung niên và cao tuổi thì ai cũng có thể mắc bệnh thoái hóa khớp và đến giai đoạn nào đó thì thoái hóa khớp thường kèm theo thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ.

Vì sao tình trạng đau nhức xương khớp thường gia tăng khi chuyển mùa?

Nếu các bệnh lý này ở mức độ nhẹ thì chỉ gây đau nhức nhưng qua giai đoạn này thì từ những cơn đau nhức đau thoáng qua hay chỉ đau khi vận động, những cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên hơn, liên tục hơn, đau đến khó chịu, làm mất ngủ. Những cơn đau có thể làm bạn phát khóc, không ngủ được. Một số trường hợp bệnh phát triển còn gây chèn ép dẫn đến yếu cơ, teo cơ và nặng hơn là gây ra liệt.

Ở giai đoạn chuyển mùa bạn thường thấy đau nhức hơn là do sự thay đổi thời tiết, trời chuyển từ nóng sang lạnh hay đang nắng chuyển mưa… gây co cơ, co mạch. Các bệnh xương khớp vốn đã gây đau nhức cộng thêm việc thời tiết thay đổi trở lạnh hơn sẽ làm cho tình trạng co cơ nặng hơn. Và đó là lý do vào thời điểm mùa đông xuân bệnh lý xương khớp càng đau nặng hơn, nhiều người bệnh xương khớp phát bệnh vào thời điểm này.

Cách khắc phục đau nhức xương khớp

Thông thường để khắc phục cơn đau thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau không teriod. Các bệnh lý đau xương khớp nói chung thường có kèm theo co cứng cơ nên bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm thuốc giãn cơ, mềm cơ. Đây là các cách giảm đau nói chung, tuy nhiên việc dự phòng hoặc xử lý không dùng thuốc cũng có tác dụng trong cải thiện, khắc phục đau nhức xương khớp, bạn có thể áp dụng các phương pháp như phục hồi chức năng, vật lý trị liệu gồm xoa bóp, chườm nóng hay bấm huyệt, tập thể dục thể thao 1 cách phù hợp… Các phương pháp này sẽ giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả và dự phòng các cơn đau tái phát.

dau xuong khop dau hieu 1 - Sản phẩm được bán bởi Gimedi Pharma

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như nếu bị đau nhức chèn ép dây thần kinh thì dùng thêm sản phẩm có chứa Gingko Biloba, cao Blueberry, tiền vitamin B1 hay với người loãng xương, tiền loãng xương có thể sử dụng thêm canxi.

Tuy nhiên tùy tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh mà với mỗi người bệnh sẽ có cách xử lý khác nhau. Tốt nhất là khi thấy đau nhức xương khớp, bạn nên đi gặp bác sĩ để được khám và thực hiện các xét nghiệm như chụp chiếu, siêu âm … nhờ đó biết chính xác mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh thì mới có cách xử lý hiệu quả các bệnh xương khớp.

Vai trò của canxi trong hỗ trợ khắc phục các bệnh xương khớp

Việc bổ sung canxi là rất cần thiết nhất là với người bệnh xương khớp. Tuy nhiên khoáng chất này không có tác dụng giảm đau trực tiếp mà có tác dụng gián tiếp. Ngoài việc tạo nên khung xương nâng đỡ cơ thể thì canxi còn tham gia vào rất nhiều chức năng khác của cơ thể như là chức năng đông máu, chức năng co bóp của cơ như cơ tim cơ trơn, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể… Vì thế việc bổ sung canxi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng bổ sung thế nào đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn hàng ngày chỉ cung cấp được 54% nhu cầu canxi của cơ thể mà nhu cầu canxi cơ thể ở các giai đoạn khác nhau cũng không giống nhau, như chị em ở giai đoạn mang thai, trẻ đang phát triển hay người cao tuổi thường mắc chứng loãng xương… thì nhu cầu canxi sẽ cao hơn bình thường, cần hơn 1000mg/ngày. Do đó chế độ ăn không thể cung cấp đủ canxi cho cơ thể và việc bổ sung thêm canxi là rất quan trọng, cần thiết.

Để canxi có thể phát huy tác dụng, bạn hãy bổ sung canxi cho cơ thể theo đúng nhu cầu của từng giai đoạn và khi bổ sung canxi cần có cả các thành phần khác là vitamin D3, MK7. Nhờ có hai thành phần này mà canxi mới được hấp thu tối đa và phát huy tác dụng là giúp xương chắc khỏe và giảm cũng như phòng các cơn đau nhức xương khớp khi chuyển mùa.

Cải thiện được tình trạng thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng sẽ giúp ích được cho người bệnh trong các hoạt động và vận động hằng ngày.

Nguồn báo sức khỏe đời sống

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage