3 lưu ý quan trọng khi bị đái tháo đường thai kỳ cho các mẹ bầu

Mẹ bầu nên chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những vấn đề mà các thai phụ hay gặp phải. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố thay đổi khiến hoạt động của insulin trong cơ thể bị ảnh hưởng dẫn tới bị tiểu đường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc. Nhưng nếu như áp dụng 3 lưu ý sau, mẹ bầu có thể sống chung với bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng.

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì? Mẹ bầu nào dễ mắc?

Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng người phụ nữ đang mang thai không sản xuất ra đủ insulin mà cơ thể cần khiến tích tụ đường ở trong máu cao. Hầu hết bệnh này sẽ hết sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới mẹ và con
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới mẹ và con

Các mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ gồm có:

– Tiền sử đẻ con trên 4kg.

– Tiểu đường thai kỳ vào những lần mang thai trước.

– Béo phì, thừa cân.

– Mang thai muộn trên 35 tuổi.

– Buồng trứng đa nang.

– Tiền sử người trong gia đình bị đái tháo đường.

– Có đường niệu.

Để an toàn đối với sự phát triển của bé và bản thân, người phụ nữ mang thai nên khám tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc co hơn có thể tầm soát sớm hơn.

2. Đái tháo đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng gì tới mẹ và bé?

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ.

2.1. Ảnh hưởng tới Thai phụ

Nếu như không được chữa trị tiểu đường thai kỳ kịp thời, thai phụ thường gặp các biến chứng sau:

– Huyết áp cao: Mẹ bầu bị đái tháo đường thường dễ tăng huyết áp hơn. Nếu như không kiểm soát tốt huyết áp sẽ có nguy cơ gây ra suy gan, tiền sản giật, đột quỵ, thai chậm phát triển…

– Đa ối: Hiện tượng này làm tăng nguy cơ về sinh non.

– Thai lưu, sảy thai.

– Đẻ non.

2.2. Ảnh hưởng tới thai nhi

Không chỉ mẹ bầu mà đái tháo đường thai kỳ còn ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi. Thông thường chủ yếu ở 3 tháng đầu cùng với 3 tháng cuối.

– Sảy thai, thai lưu.

– Thai to.

– Vàng da.

-….

3. 3 lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu có thể sống chung với bệnh đái tháo đường thai kỳ

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, thay vì lo lắng, các thai phụ nên chú ý tuân thủ chỉ định từ phía bác sĩ. Hầu hết mẹ bầu cần tâp luyện, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc an toàn.

Mẹ bầu nên chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh
Mẹ bầu nên chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh

3.1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Có khoảng 75 – 80% thai phụ đưa đường huyết về đúng ngưỡng quy định bằng việc ăn uống lành mạnh, khoa học. Để có chế độ đó, mẹ bầu nên áp dụng như sau:

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ ở trong ngày, có 3 bữa chính và khoảng 2 bữa phụ.

– Ưu tiên dùng thực phẩm có lượng đường huyết thấp như hoa quả, rau xanh.

– Sử dụng thực phẩm giàu chất béo, protein.

– Tránh xa thực phẩm chứa nhiều đường như kem, kẹo bánh, nước ngọt.

– Bổ sung khoáng chất, vitamin.

3.2. Tập luyện, vận động thường xuyên

Khi tập thể dục, vận động thường xuyên, cơ thể tiêu thụ glucose mà không cần sản sinh nhiều insulin. Điều này giúp tránh được tình trạng kháng insulin ở thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý là nên tập nhẹ nhàng bằng các bài tập như yoga, đi bộ…. Tốt nhất hãy tham khảo chuyên gia để có được bài tập hợp lý.

3.3. Dùng thuốc an toàn

Đối với mẹ bầu nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để an toàn cho cả mẹ cũng như thai nhi. Hầu hết nếu như dùng cách trên không cải thiện được đường huyết thì thai phụ sẽ bắt buộc phải dùng thêm thuốc.

Với 3 lưu ý quan trọng khi bị đái tháo đường thai kỳ trên đây, hy vọng các bạn đã có kiến thức bổ ích. Thay vì lo nghĩ, hãy áp dụng theo lưu ý này và sống vui vẻ mỗi ngày để có thai kỳ khỏe mạnh, phát triển toàn vẹn.

Các bài viết liên quan:

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage