Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây ra sự suy giảm hiệu suất bơm máu của cơ tim, có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ tử vong. Để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, việc nắm rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng, xác định chẩn đoán và tìm phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Để tránh những biến chứng nghiêm trọng, việc hiểu biết sâu sắc về bệnh lý và tuân thủ đúng đắn chỉ đạo của bác sĩ là yếu tố quyết định.

Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Viêm cơ tim Nguyên nhân triệu chứng chẩn đoán và điều trị 2

Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim là tình trạng viêm toàn bộ hoặc một phần khối cơ tim, nguyên nhân do nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Đây được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như khi nhiễm trùng hoặc bị chấn thương.

Chứng viêm cơ tim có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim, làm rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hoặc bất thường. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn xuất hiện ở người trẻ tuổi, từ 20 – 40 tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc phải viêm cơ tim cao hơn so với nữ giới. Người bị suy giảm hệ miễn dịch, viêm cơ tim ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường có nguy cơ nhiều hơn.

Ở từng mức độ, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, thể tối cấp được biểu hiện bằng tình trạng khởi phát cấp tính và suy sụp tuần hoàn trầm trọng, có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị tích cực kịp thời.

Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Triệu chứng

Một số người bị viêm cơ tim giai đoạn đầu không có triệu chứng. Những người khác có triệu chứng nhẹ, phổ biến gồm:

  • Đau ngực.
  • Mệt mỏi.
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều, gọi là loạn nhịp tim.
  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động.
  • Chóng mặt hoặc cảm giác như sắp ngất xỉu.
  • Các triệu chứng giống như cúm gồm đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt hoặc đau họng.
  • Đôi khi, các triệu chứng của viêm cơ tim giống như cơn đau tim. Người bị đau ngực không rõ nguyên nhân và khó thở, cần đến bệnh viện kiểm tra.

Nguyên nhân

Virus: Nhiều loại virus có liên quan đến viêm cơ tim, bao gồm adenovirus gây cảm lạnh thông thường, virus gây viêm gan B và C.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa do echovirus, virus epstein-barr, gây bệnh bạch cầu đơn nhân… đều có thể gây viêm cơ tim.

Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim bao gồm tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và bệnh Lyme.

Nấm: Nhiễm trùng nấm có thể gây viêm cơ tim, nhất là người có hệ miễn dịch suy yếu.

Một số loại thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật.

Hóa chất hoặc bức xạ.

Các tình trạng có thể gây viêm cơ tim bao gồm bệnh lupus, bệnh u hạt Wegener, viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm động mạch Takayasu.

Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Phân loại viêm cơ tim

1. Viêm cơ tim cấp tính

Đây là tình trạng bệnh viêm cơ tim mới khởi phát do nhiễm virus gây ra. Viêm cơ tim cấp tính thường gặp và có thể phát triển một cách đột ngột. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu, chưa đủ khả năng chống lại virus gây bệnh. Các triệu chứng điển hình của viêm cơ tim cấp tính như:

  • Đau ngực trái;
  • Tim đập nhanh bất thường;
  • Thở nhanh, thở dốc, khó thở;
  • Có thể sốt hoặc không;
  • Da và môi tím tái;
  • Người đau nhức,… (3)

2. Viêm cơ tim tiến triển nhanh

Nếu các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, mỏi cơ và bắt đầu khó thở, đau tức vùng ngực có dấu hiệu gia tăng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Nhất là khi có biểu hiện khó thở nhiều và đau tức ngực dữ dội. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm cơ tim tiến triển nhanh. Tình trạng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng với nhiều biển hiện, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

3. Viêm cơ tim tế bào khổng lồ

Dạng viêm cơ tim tế bào khổng lồ hiếm gặp với diễn biến tối cấp. Nguyên nhân gây bệnh thường không được xác định rõ nhưng có thể bao gồm cơ chế tự miễn. Bệnh nhân thường có biểu hiện sốc rối loạn nhịp thất kháng trị hoặc nghẽn dẫn truyền tim hoàn toàn. Viêm cơ tim tế bào khổng lồ có tiên lượng xấu. Do đó, cần được loại trừ sớm, nhất là ở bệnh nhân khỏe mạnh bị suy tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp kháng trị. Áp dụng liệu pháp ức chế miễn dịch kịp thời có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống đáng kể.

4. Viêm cơ tim mạn tính

Điều trị viêm cơ tim trong thời gian dài, không có dấu hiệu cải thiện, không khỏi sau vài tháng, hoặc bệnh quay trở lại sau khi đã điều trị có thể chuyển sang mãn tính. Nguyên nhân là do tình trạng viêm trở nên phổ biến hơn, điển hình như rối loạn tự miễn dịch.

Viêm cơ tim nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Phân loại viêm cơ tim

Biến chứng

Viêm cơ tim nặng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cơ tim, thường gặp gồm:

Suy tim: Nếu không được điều trị, viêm cơ tim có thể làm hỏng cơ tim khiến tim không thể bơm máu tốt. Người bị suy tim liên quan đến viêm cơ tim có thể cần thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc ghép tim.

Đau tim hoặc đột quỵ. Nếu cơ tim bị tổn thương và không thể bơm máu, máu tích tụ trong tim có thể hình thành cục máu đông. Đột quỵ có thể xảy ra nếu cục máu đông trong tim di chuyển đến động mạch dẫn đến não.

Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Đột tử do tim: Trong một số trường hợp nhịp tim bất thường nghiêm trọng có thể khiến tim đột ngột ngừng đập, gọi là ngừng tim đột ngột.

Phương pháp chẩn đoán viêm cơ tim

Xét nghiệm máu.

Siêu âm tim.

Điện tâm đồ.

X-quang ngực.

Viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Khi cơ tim bị viêm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống điện tim của bạn. Nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Suy tim: Viêm cơ tim là căn bệnh có thể nhanh chóng làm tổn thương cơ tim, dẫn đến suy tim, khiến khả năng bơm máu của tim bị giảm.
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Đây là triệu chứng điển hình của chứng viêm cơ tim. Nhịp tim nhanh bất thường, bị rối loạn khiến người bệnh bị khó thở, hụt hơi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
  • Đột tử: Bệnh viêm cơ tim ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng tim ngừng đập đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong. Thống kê cho thấy viêm cơ tim chiếm đến 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ tuổi.

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa cụ thể nào cho bệnh viêm cơ tim. Tuy nhiên, một số cách nhau có thể giúp ích.

Tránh xa người có triệu chứng cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp.

Rửa tay thường xuyên là cách tốt để không bị bệnh và lây lan vi trùng.

Tiêm vaccine theo khuyến cáo.

Cách chăm sóc đối với người bị viêm cơ tim

Song song với việc điều trị bằng thuốc hoặc những liệu pháp được bác sĩ chỉ định thì người nhà của bệnh nhân viêm cơ tim nên có một số lưu ý trong cách chăm sóc người bệnh:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên nhiều rau của, trái cây cho người bệnh;
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là nên uống nước ấm để giữ nước;
  • Sử dụng thêm gối khi nằm ngủ sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn;
  • Chọn quần áo nhẹ, thoải mái;
  • Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, giúp người bệnh hạn chế tối đa với việc tiếp xúc các hóa chất độc hại.

Hi vọng quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage