Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi, người mắc bệnh xương khớp lại cảm thấy đau nhức hơn, trở nên nghiêm trọng. Hiểu đau khớp vào những ngày giao mùa giúp người bệnh có thể ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này hiệu quả.
1. Tổng quan bệnh xương khớp
Viêm xương khớp là bệnh lý hay gặp nhất về khớp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Căn bệnh thường gây ra nhiều triệu chứng như đau khớp, cứng khớp khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt, làm việc.
Trên thực tế, viêm khớp có rất nhiều loại, phổ biến hơn cả là:
– Viêm xương khớp: chủ yếu xảy ra ở khớp tay, cột sống, đầu gối, hông. Khi viêm xương khớp, sụn khớp bao bọc lấy đầu xương bị bào mòn, tổn thương, dẫn tới tình trạng cứng và đau khớp.
– Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn, gây ra triệu chứng như đau khớp, xơ cứng, sưng, đỏ. Hầu hết ảnh hưởng tới khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối, khớp lưng. Căn bệnh này ngoài làm tổn thương tới khớp còn gây hại tới nhiều cơ quan như mạch máu, mắt, phổi, tim, da…
2. Vì sao người bị xương khớp thường đau nhức khi giao mùa?
Theo nghiên cứu, có tới hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cảm thấy đau nhức nhiều hơn khi trái gió trở trời. Nguyên nhân là do:
2.1. Khớp viêm thường nhạy cảm với cả áp suất khí quyển
Với người bị xương khớp đều có lớp sụn bị bào mòn, khiến cho dây thần kinh ảnh hưởng cảm nhận dễ dàng được áp suất thay đổi. Bên cạnh đó, áp suất khí quyển khiến cho gân, cơ, mô sẹo co lại, giãn ra liên tục dẫn tới đau đớn.
2.2. Nhiệt độ thời tiết giảm xuống khiến khớp khô cứng
Trong cuộc khảo sát 200 người mắc viêm khớp gối, nhiệt độ giảm xuống 10 độ, hầu hết họ đều bị đau, tăng chứng đau ở khớp. Có thể nguyên nhân do giảm nhiệt độ ở mức thấp khiến cho chất lỏng ở bên trong khớp đặc hơn, hình thành hiện tượng cứng khớp và bị khô.
Có thể thấy được, bệnh khớp khiến khô cứng khớp và tạo ra những cơn đau nhức sẽ nhảy cảm hơn khi thời tiết bắt đầu trở lạnh. Tuy nhiên, bạn cần biết thời tiết chỉ là nguyên nhân tạm thời khiến cơn đau gia tăng mà không phải nguyên nhân gây ra bệnh.
Nếu như thời tiết dễ chịu, ấm áp hơn, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, tuy nhiên xương khớp đã bị tổn thương sẽ phát triển âm ỉ nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thời gian, người bệnh đau nhức xương khớp nghiêm trọng khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong làm việc, sinh hoạt. Nếu đau xương khớp vào thường xuyên, nhất là vào thời điểm giao mùa, bạn nên đi khám, điều trị sớm.
3. Đau nhức xương khớp khi giao mùa do bệnh lý gì?
Các bệnh lý về xương khớp đều có các triệu chứng đau, cứng khớp khi vận động hoặc vào thời điểm thời tiết thay đổi. Độ tuổi trung niên hay gặp bệnh này. Nhưng trong các năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa.
Để biết được chính xác đau nhức xương khớp do bệnh gì thì người bệnh cần phải đi khám, thực hiện xét nghiệm. Trong đó, viêm khớp chính là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau nhức này.
4. Làm cách nào để có thể giảm đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi?
Đau nhức do thời tiết nhưng di chuyển tới nơi có khí hậu tốt không phải là biện pháp khả thi. Để có cách chữa trị dứt điểm, hạn chế tình trạng đau nhức này, bạn cần đẩy lùi được bệnh xương khớp bằng cách điều trị theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, bạn nên dùng phương pháp giảm đau tạm thời như sau:
– Giữ ấm cơ thể.
– Sử dụng thuốc xương khớp giảm đau.
– Giảm áp lực cho hệ thống xương khớp.
– Có chế độ ăn lành mạnh, vận động thường xuyên.
Như vậy, rất nhiều bệnh nhân viêm khớp sẽ đối mặt với cơn đau khó chịu, dai dẳng mỗi khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời. Vậy đừng để tình trạng này tái diễn thường xuyên. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như Glucosamine và chondroitin để giúp xương khớp được tái tạo, chắc khỏe hơn. Bạn có thể nạp dưỡng chất đó qua ăn uống, sử dụng thuốc xương khớp Super Glucosamine DX kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
Bài viết liên quan
- Bệnh đau khớp là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
- Glucosamine là thuốc hay thực phẩm chức năng? Cách dùng hiệu quả