Tiểu đường có di truyền không? Làm cách nào phát hiện ra bệnh sớm?

Tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường có di truyền không? Làm cách nào phát hiện ra bệnh sớm là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cùng tham khảo bài viết sau đây để có lời giải đáp chi tiết câu hỏi trên nhé.

1. Tiểu đường có di truyền không?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh mãn tính rối loạn chuyển hóa Glucose do insulin bị tiểu hụt hoặc do chức năng insulin bị suy giảm. Nguyên nhân gây ra bệnh này rất đa dạng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiểu đường có tính duy truyền. Nhưng đây chưa phải là yếu tố chính, quyết định tới khả năng mắc bệnh này hay không.

Tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiểu đường có nguy hiểm không?

Cụ thể, 2 nhóm có nguy cơ gây hình thành bệnh tiểu đường như sau:

– Có gen di truyền.

– Yếu tố môi trường bên ngoài tác động.

Trên thực tế, nhiều cặp song sinh có cùng bộ gen, cùng trứng nhưng chỉ có một bé mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ di truyền, biểu hiện sẽ được nêu chi tiết như sau.

1.1. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường di truyền tuýp 1

Đứa trẻ có bố mắc tiểu đường tuýp 1 thì khả năng mắc bệnh từ bố sẽ là 1/17, có mẹ bị tiểu đường tuýp 1 và mẹ sinh trẻ trước 25 tuổi sẽ có tỷ lệ di truyền là 1/25. Còn sinh sau 25 tuổi, nguy cơ con mắc bệnh sẽ là 1/100.

Còn đứa bé có cả mẹ và bố mắc tiểu đường type 1 sẽ có nguy cơ mắc bệnh 1/10 – 1/14.

1.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường di truyền tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh di truyền, hầu hết là do gen và 1 phần do trẻ ăn uống, tập luyện không khoa học. Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 này là:

– 1/7 nếu như mẹ hoặc bố phát hiện mắc bệnh đái tháo đường trước 50 tuổi.

– ½ nếu như cả bố và mẹ đều mắc đái tháo đường.

– 1/13 nếu mẹ hoặc cha phát hiện bệnh sau 50 tuổi.

2. Làm cách nào để biết có mắc bệnh tiểu đường sớm?

Tiểu đường là một bệnh có nguy cơ di truyền từ ông bà, bố mẹ sang thế hệ con cháu. Do đó, các bố mẹ khi thấy bản thân hoặc bố mẹ của mình bị tiểu nên dẫn bé đến bệnh viện thăm khám, sàng lọc thường xuyên.

Phát hiện bệnh tiểu sớm rất quan trọng
Phát hiện bệnh tiểu sớm rất quan trọng

Tuy nhiên, tăng nguy cơ đột biến gen là rất nhỏ nên thực hiện xét nghiệm gặp nhiều khó khăn, có tỷ lệ sai số nhiều. Theo như Healthline, yếu tố giúp dự đná nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thường không gồm:

– Tiểu sử gia đình.

– Huyết áp cao.

– Tiền sử tiểu đường thai kỳ.

– Nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu tăng.

– Chỉ số khối cơ thể.

Việc xét nghiệm, chẩn đoán sàng lọc khả năng mắc tiểu đường vẫn còn rất khó khăn, chưa đánh giá được sự tương tác giữa di truyền và môi trường. Do đó, mỗi người cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt để có thể gảm nguy cơ mắc bệnh tiểu dường.

Theo các nghên cứu, muốn ngăn ngừa, trì hoãn bệnh tiểu đường tái phát, duy trì cân nặng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động sẽ rất cần thiết.

Hy vọng các bạn đã có câu trả lời tiểu đường có di truyền không với những chia sẻ trên đây. Hay ngăn ngừa bằng cách vận động, có chế độ ăn khoa học nhé. Đồng thời, nếu ở trong đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường cao, bạn đừng quên đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. 

Các bài viết liên quan:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage