Người tiểu đường bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người tiểu đường thường bị chóng mặt

Người mắc bệnh tiểu đường thường hay bị chóng mặt. Đây có thể do uống thuốc chữa bệnh tiểu tường hoặc cũng có thể do dấu hiệu cảnh báo lượng đường huyết đang có sự thay đổi thất thường…. Vậy cụ thể nguyên nhân người tiểu đường bị chóng mặt  là gì, cách điều trị thế nào?

1. Vì sao người tiểu đường thường xuyên bị chóng mặt?

Người tiểu đường thường bị chóng mặt
Người tiểu đường thường bị chóng mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chóng mặt, tuy nhiên với những  người bị đái tháo đường gặp tình trạng này là do:

1.1. Mất nước

Người tiểu đường bị chóng mặt do mất nước. Lượng đường ở trong máu tăng làm cho thận phải hoạt động nhiều để thải glucose. Lúc này, cơ thể sẽ bị mất nước, gây ảnh hưởng tới não, từ đó khiến người bệnh cảm thấy chóng váng. Bên cạnh đó, tăng đường huyết còn có các triệu chứng:

– Mắt mờ.

– Giảm cân.

– Đi tiểu nhiều.

– Khát nước.

1.2. Hạ huyết áp

Hạ huyết áp có nghĩa là suy giảm huyết áp tâm thu 20mmHg, huyết áp tâm trương khoảng 10mmHg hoặc có thể cả hai. Ngoài biểu hiện chóng mặt trên, người tiểu đường khi hạ huyết áp còn có triệu chứng sau:

– Thiếu tập trung.

– Mệt mỏi.

– Nhìn mờ.

– Ngất xỉu.

1.3. Hạ đường huyết

Người tiểu đường sử dụng thuốc cũng gặp tình trạng bị hạ đường huyết. Đây được xem là tình huống vô cùng nguy hiểm. Người bị hạ đường huyết còn có biểu hiện sau:

– Mệt mỏi.

– Đổ nhiều mồ hôi.

– Nhịp tim cao.

– Mệt mỏi.

– Nhợt nhạt.

– Co giật.

1.4. Các loại thuốc đang dùng

Có vài loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng gây nên tác dụng phụ khiến cho người bệnh cảm thấy choáng váng, chóng mặt, mất thăng bằng. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý dừng sử dụng thuốc mà hãy trao đổi, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cách xử lý khoa học và phù hợp. Ngoài ra, trước khi dùng bất cứ loại thuốc uống nào, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

2. Người tiểu đường bị chóng mặt khi nào nên đến bệnh viện?

Nếu như người bệnh đái tháo đường bị chóng mặt nghiêm trọng hoặc thường xuyên tái phát  nên đến bệnh viện để thăm khám. Đây là dấu hiệu cảnh báo lượng đường ở trong máu xuống quá thấp hoặc quá cao cần can thiệp đúng cách. Bởi người bị tiểu đường chóng mặt không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như nhiễm toan ceton.

Khi nào người bệnh tiểu đường cần đến bệnh viện?
Khi nào người bệnh tiểu đường cần đến bệnh viện?

Lúc này, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân tạo ra cơn chóng mặt, đưa ra giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thêm một vài thuốc hay biện pháp để có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể được ổn định hơn.

Như vậy, người tiểu đường bị chóng mặt có thể là triệu chứng thoáng qua nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh cần can thiệp. Do đó, mọi người hãy lưu ý tới sức khỏe, quản lý bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy những bất thường, hãy đi khám ngay, tránh gặp biến chứng tiểu đường. Đồng thời, hãy thay đổi lối sống, tránh thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, tập thể dục thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Các bài viết liên quan:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage