Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mà các mẹ bầu cần quan tâm để không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Trong đó, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có vai trò rất quan trọng giúp phụ nữ mang thai có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết, tránh tiểu đường rất tốt.
1. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào với mẹ và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là khi cơ thể rối loạn chuyển hóa trong quá trình mang bầu. Tình trạng này thường được phát hiện bắt đầu từ tháng 4 trở đi, tự khỏi sau khi sinh được khoảng 6 tuần.
Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu mắc bệnh này thường gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé:
* Với mẹ: Nếu không kiểm soát đúng cách và kịp thời sẽ gặp các biến chứng như Cao huyết áp, sinh non, sẩy thai, thai lưu, nhiễm khuẩn niệu, đa ối…
* Với thai nhi: Thai không phát triển, sảy thai, dị tật, thai to, mắc bệnh lý hô hấp, tăng hồng cầu…
2. Chế độ ăn uống phòng tránh tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu là yếu tố rất quan trọng quyết định tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, hạn chế được tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, để được điều đó, mẹ bầu và người thân cần chú ý tới chế độ, cân bằng dinh dưỡng phù hợp.
2.1. Các thực phẩm nên ăn giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý nên ăn các thực phẩm này:
– Thực phẩm chứa nhiều đạm: Protein là thành phần rất quan trọng giúp cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp nguồn năng lượng. Khi mang thai, nhu cầu nạp đạm sẽ cao hơn giúp mẹ và thai nhi phát triển hiệu quả. Vì thế, trong bữa ăn, mẹ bầu nên bổ sung thêm đạm từ thực vật và động vật như sữa, sữa chua, cua, tôm, trứng, cá, thịt bò, đậu Hà Lan, đậu nành, vừng, lạc…
– Thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ: Chất xơ có vai trò trong việc điều hòa, kiểm soát lượng đường huyết ổn định, giúp giải phóng năng lượng tốt nhất. Còn chất khoáng giúp hệ xương, thần kinh phát triển. Vitamin giúp duy trì sự sống. Do đó, việc bổ sung ăn nhiều trái cây tươi, rau củ sẽ rất tốt cho mẹ bầu.
– Thực phẩm có chất béo tốt (không bão hòa): Chất béo có vai trò trong cấu trúc màng tế bào, dự trữ năng lượng cho cơ thể. Trong đó, chất béo không bão hòa có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình mang thai, cho con bú. Vì thế, mẹ bầu nên ưu tiên dùng thực phẩm có nhiều chất béo tốt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, dầu thực vật…
– Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc chứa rất nhiều carbohydrate. Đây là chất có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu tạo ra tế bào. Tuy nhiên để hạn chế tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên dùng ngũ cốc nguyên hạt để ăn thay thế cho loại gạo trắng.
2.2. Thực phẩm mà mẹ bầu nên kiêng
Ngoài bổ sung các thực phẩm nên ăn, các mẹ bầu cần chú ý nên loại bỏ những thực phẩm sau trong thực đơn để đảm bảo tiểu đường thai kỳ không ghé thăm:
– Hạn chế dùng thực phẩm có lượng đường cao như nước có gas, tinh bột tinh chế, trái cây có nhiều đường, kẹo, mứt…
– Đồ uống có cồn và chất kích thích.
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như bơ, nội tạng động vật, mỡ động vật…
– Thực phẩm chế biến sẵn.
Các mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống này để có thể phòng tránh tiểu đường thai kỳ tốt nhất, giúp đảm bảo mẹ và thai nhi đều phát triển khỏe mạnh, suôn sẻ.
Các bài viết liên quan: