Cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ trước và sau khi sinh

Mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó khăn khi đi lại, sức khỏe giảm sút. Và khi mắc đái tháo đường thai kỳ lại càng thấy mọi thứ khó hơn nhiều. Do đó, ngay cả bản thân mẹ bầu cũng như người thân cần cẩn thận chăm sóc để tránh biến chứng hiệu quả, giúp quá trình mang thai và sau khi sinh diễn ra suôn sẻ.

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng người phụ nữ đang mang thai gặp vấn đề rối loạn dung nạp lượng glucose. Đây là thể bệnh của bệnh tiểu đường và nó chỉ tồn tại khi mang thai, hầu hết sẽ tự khỏi sau khi sinh xong.

Trong trường hợp, sau khoảng 6 tuần sinh mà bệnh vẫn còn thì có thể chuyển sang tiểu đường type 1 hoặc type 2. Do đó, chẩn đoán bệnh chắc chắn nhất là chẩn đoán hồi cứu ở thời điểm 6 tuần sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con
Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con

2. Đái tháo đường thai kỳ có ảnh hưởng thế nào đối với thai phụ và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh mà mẹ bầu nào cũng không muốn mắc phải bởi nó gây ra nhiều nguy hiểm, biến chứng khó lường với cả mẹ cùng với thai phụ trước, trong và sau khi sinh.

2.1. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai nhi

– Thường gây ra các bất thường bẩm sinh. Ở 6 tháng cuối cùng của thai kỳ mà mẹ bầu tăng đường huyết sẽ khiến cho thai nhi tăng đường đường huyết tới lúc sinh ra. Khi đó, đứa trẻ sẽ không được cấp đủ hàm lượng đường ở trong bụng mẹ dẫn đến dư thừa insulin, gây con sinh ra bị tiểu đường.

– Dễ bị tổn thương tế bào thần kinh não nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời.

– Thai nhi to hơn bình thường, dẫn đến sinh non, hệ lụy liên quan tới các bệnh về đường hô hấp, nhất là hội chứng suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

2.2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai phụ

– Gây biến chứng sản khoa như tiền sản giật, sản giật khi không giữ được lượng đường huyết ở mức ổn định.

– Tăng nồng độ ceton máu khiến thai nhi phát triển không bình thường.

3. Cách chăm sóc mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ trước và sau khi sinh

Việc chăm sóc bà bầu bị tiểu đường thai kỳ rất quan trọng, giúp bệnh không ảnh hưởng nhiều tới mẹ và bé giúp quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ hơn.

Mẹ bầu cần chú ý chăm sóc để kiểm soát bệnh tốt nhất
Mẹ bầu cần chú ý chăm sóc để kiểm soát bệnh tốt nhất

3.1. Chăm sóc thai phụ bị tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai

Kiểm soát đường huyết: Có thể ăn theo chế độ ăn lành mạnh, hoạt động thể chất để quản lý bệnh. Một vài thai phụ cần sử dụng insulin để có thể kiểm soát tốt được lượng đường sẽ không cần dùng nữa sau khi sinh.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống đúng cách sẽ giúp kiểm soát được lượng đường ở trong máu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Ngoài chia thành nhiều bữa nhỏ, mẹ bầu nên bổ sung thêm thực phẩm chứa carbohydrate, lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, axit folic, canxi, sắt….

Quản lý vận động: Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để đảm bảo tiêu hao lượng đường dư thừa, đồng thời đảm bảo bé vẫn phát triển tốt nhất

3.2. Chăm sóc thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

– Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh, nên mẹ bầu có thể thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường máu ở tuần thứ 6 sau khi sinh để chẩn đoán bệnh.

– Nếu không bị tiểu đường thì có thể duy trì cuộc sống như trước kia. Còn nếu bị cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

– Mẹ bầu bị tiểu đường vẫn cho bé  bú bình thường.

Chỉ cần bạn áp dụng cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ trước và sau khi sinh, mẹ bầu sẽ hạn chế được biến chứng, sống chung được với bệnh. Từ đó giúp bé và mẹ đều phát triển khỏe mạnh cho đến ngày chào đời.

Các bài viết liên quan:

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage