Các mẹo sơ cứu người đột quỵ giúp cứu sống người bệnh

Dấu hiệu đột quỵ

Sơ cứu người đột quỵ là một trong những việc cần làm giúp người bệnh hạn chế biến chứng, giảm tử vong hiệu quả. Tuy nhiên cần đảm bảo thực hiện đúng cách trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến.

1. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ

Theo hội tim mạch Mỹ (viết tắt là AHA) cùng với nhiều tổ chức khác, BE FAST là một quy tắc chuẩn giúp nhận biết được người bệnh có mắc đột quỵ (tai biến mạch máu não) hay không. Thông qua đây, người bệnh cũng như người nhà dễ dàng phát hiện ra bệnh, từ đó có thể sơ cứu người đột quỵ và cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng.

– B (Balance): Bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu dữ dội, mất thăng bằng, không có khả năng làm động tác theo yêu cầu.

– E (Eyesight): Người bệnh không nhìn thấy rõ mọi thứ (mờ một bên hoặc có thể cả 2 bên).

– F (Face): Bệnh nhân mắc đột quỵ thường méo miệng, nhân trung bị lệch.

– A (Arm): Người bệnh cử động chân tay khó khăn. Bạn có thể yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cùng một lúc để kiểm tra. Nếu không giơ được thì khả năng người bệnh đã bị tai biến.

– S (Speech): Người bệnh khó giao tiếp, nói khó khăn, phát âm không rõ.

2. Cách sơ cứu người đột quỵ đúng cách tại nhà

Đột quỵ khiến cho người bệnh bị té ngã, mất thăng bằng, bất tỉnh. Khi không được sơ cứu đúng cách và kịp thời thường gây ra các biến chứng nặng, thậm chí bị tử vong. Do đó, khi bản thân, ai khác xung quanh bị tai biến, bạn hãy làm cách sau:

– Bước 1: Gọi ngay cho cấp cứu. Nếu bạn gặp triệu chứng của đột quỵ hãy nhờ ai đó gọi giúp cấp cứu. Còn bạn đang chăm sóc cho người bệnh thì cần đảm bảo họ ở vị trí thông thoáng và gọi cấp cứu ngay. Còn trẻ nhỏ bị đột quỵ cần đặt tư thế nằm nghiêng, đầu nâng cao hơn so với người.

– Bước 2: Tiến hành sơ cứu trong khi chờ cấp cứu tới.

+ Kiểm tra xem người bệnh có thở không. Không thấy nhịp thở thì cần hô hấp. Người bệnh khó thở nên nới lỏng các phụ kiện, quần áo.

+ Bệnh nhân ngừng tim thì cần xoa bóp tim. Sử dụng khăn tay sạch để quấn vào đầu tay giúp lấy dãi, đờm ở trong miệng của người bệnh.

+ Khuyên nhủ, trấn an tinh thần của người bệnh.

+ Giữ ấm cơ thể cho người bệnh.

+ Quan sát người bệnh.

– Bước 3: Cung cấp các thông tin, tình trạng người bệnh cho bệnh cấp cứu. Ví dụ như nguyên nhân, có biểu hiện gì…

3. Nhưng sai lầm cần tránh khi sơ cứu người đột quỵ

Cách sơ cứu cho người đột quỵ
Cách sơ cứu cho người đột quỵ

Để thực hiện sơ cứu tai biến mạch máu não đúng cách, bạn cũng cần tránh điều sau:

– Không được tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, sử dụng kim đâm vào những đầu ngón tay của bệnh nhân.

– Hãy để cho bệnh nhân nằm ở nơi thoáng đãng, tránh tụ tập.

– Không nên cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ loại nước, thuốc nào.

Các bạn đừng quên trau dồi mẹo sơ cứu người đột quỵ trên đây để có thể cứu sống người tốt nhất. Nếu như bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu đột quỵ khoảng 3 – 6 tiếng sẽ khiến bệnh nhân gặp các biến chứng nặng, thậm chí bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên sử dụng các thực phẩm chức năng, ăn uống điều độ, vận động thường xuyên để có thể ngăn ngừa, không phải đối mặt với tai biến nhé.

Bài viết liên quan:

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage