Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và cách sơ cứu hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao. Để ngăn ngừa tình trạng này, các bạn hãy để ý dấu hiệu nhận biết đột quỵ sau đây. Khi thấy có một số biểu hiện cảnh báo, đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.

1. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ, các bạn không nên bỏ qua

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Trên thực tế, bất cứ ai đều có thể mắc bệnh tai biến mạch máu não. Do đó, hãy để ý các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ dưới đây để có thể thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xảy ra.

– Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh đột quỵ là yếu tay, giao tiếp khó khăn, nói ngọng, méo mặt, mất thăng bằng, mất nhận thức, cơn đau đầu dữ dội đến bất chợt.

– Tai biến còn tác động  tới nhiều bộ phận khác như gây ra buồn nôn, tay chân, toàn thân, mặt bị tê liệt, một hoặc cả hai bên cơ thể yếu đi, khó khăn trong việc đi lại, mắt mờ.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu tai biến mạch máu não ở trên, bạn hãy tiến hành kiểm tra các đặc điểm dưới đây để chắc chắn về tình trạng bệnh, từ đó có được biện pháp xử lý phù hợp:

– Gương mặt: Hãy kiểm tra xem người nghi ngờ bị tai biến có thể nói, cười được không. Nếu mặt xệ xuống so với một bên còn lại, khó khăn khi nói thì hãy gọi ngay cấp cứu.

– Khả năng nói: Kiểm tra người bệnh nói một cụm từ đơn giản. Khi thấy không lưu loát, nói lắp và ngọng, người đó có thể bị tai biến.

– Cánh tay: Hãy yêu cầu người bệnh nhấc bổng cánh tay lên. Nếu không giữ được mà buông thõng tay xuống là dấu hiệu tai biến.

2. Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ đúng cách

Sơ cứu người bệnh đột quỵ
Sơ cứu người bệnh đột quỵ

Sơ cứu tai biến mạch máu não là một trong những việc quan trọng và cần thiết giúp người bệnh có thể hạn chế được các biến chứng. Để sơ cứu đúng cách, các bạn làm theo hướng dẫn sau:

– Mở rộng chiếc áo để xem bệnh nhân thở ra sao và quan sát miệng để lấy hết dị vật. Nếu như bệnh nhân có sử dụng răng giả thì hãy lấy ra. Còn nếu có đờm thì chúng ta cần dùng khăn sạch để quấn ngón tay rồi lấy đờm. Điều này giúp bệnh nhân tránh bị sặc.

– Khi thấy bệnh nhân nôn, tốt nhất hãy để họ nằm nghiêng qua một bên để cho chất nôn chảy ra ngoài, tránh tình trạng chảy ngược vào trong phổi.

– Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì hãy quấn khăn sạch quanh chiếc đũa rồi đặt nó nằm ngang ở trong miệng bệnh nhân.

– Không được xoa bóp, cạo gió, không cho uống, ăn bất cứ loại thuốc, thực phẩm nào.

– Gọi cấp cứu để tới bệnh viện nhanh nhất.

– Chú ý không nên tự ý chở người bệnh tới bệnh viện nếu như xe cấp cứu sẵn sàng.

– Trong 3 giờ vàng đầu tiên, nếu như bệnh nhân được điều trị sớm và kịp thời sẽ khỏi, không gặp bất cứ di chứng nào.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết đột quỵ thường gặp nhất. Khi gặp các triệu chứng này, đừng chủ quan mà hãy đến bác sĩ để được thăm khám, giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng tốt nhất.

Bài viết liên quan:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage