5 cách phòng ngừa bệnh xương khớp tại nhà hiệu quả

Ngoài người già thì bệnh thoái hóa còn phổ biến ở người trẻ. Do đó, đâu là cách giúp phòng ngừa bệnh xương khớp đang được rất nhiều người tìm hiểu và quan tâm. Top 5 phương pháp dễ làm và cực hiệu quả sẽ được bật mí dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa xương khớp

Biết được nguyên nhân gây ra quá trình bào mòn xương khớp sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trên thực tế, vấn đề về sức khỏe thường do hệ lụy từ tuổi tác (lão hóa). Nhưng đôi khi nó còn bởi do nhiều yếu tố khác tác động.

– Chấn thương, vận động quá mức khiến cho khớp bị suy yếu, dễ tổn thương dẫn tới thoái hóa.

– Béo phì, thừa cân làm cho khớp chịu thêm lực, từ đó gia tăng nguy cơ bị chấn thương, thúc đẩy quá trình về thoái hóa khớp nhanh hơn.

– Các nguyên nhân khách quan như chủng tộc, di truyền, giới tính….

Tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp

2. Top 5 phòng ngừa bệnh thoái hóa xương khớp tại nhà hiệu quả

Khi nắm rõ được nguyên nhân thoái hóa xương khớp, bạn sẽ xác định được cách phòng ngừa bệnh, đồng thời nâng cao sức khỏe. Đối với quá trình bào mòn sụn khớp thì phòng ngừa bằng lối sinh hoạt, ăn uống, vận động là cần thiết.

Phòng ngừa bệnh xương khớp
Phòng ngừa bệnh xương khớp

2.1. Duy trì cân nặng

Đầu gối và cả háng là các khớp chịu trách nhiệm chống đỡ cơ thể. Có nghĩa là nếu như ở người thừa cân, béo phì, khớp này sẽ chịu áp lực nhiều hơn, tạo điều kiện cho thoái hóa diễn ra nhanh chóng. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý là điều mà bạn cần nhớ, áp dụng để ngăn ngừa được thoái hóa khớp.

2.2. Ăn uống lành mạnh

Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh chế độ ăn uống thế nào ngăn ngừa được thoái hóa khớp. Nhưng nhiều chuyên gia vẫn khuyên  tất cả mọi người, nhất là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần bổ sung các hoạt chất sau vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng tốt phòng ngừa xương khớp là cần bổ sung chất sau: 

– Vitamin D: Vitamin D giúp giảm đau do thoái hóa khớp, làm chậm quá trình về bào mòn lớp sụn. Do đó, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm thực phẩm như trứng, cá vào trong thực đơn để tăng nhóm hoạt chất này.

– Axit béo omega-3: Nạp năng lượng omega-3 rất cần thiết cho cơ thể góp phần giảm tình trạng viêm khớp, từ đó có thể ngăn ngừa thoái hóa. Thực phẩm giàu omega-3 gồm có quả oliu, hạt lanh, quả óc chó, dầu cá….

2.3. Tập thể dục thể thao thường xuyên

Rèn luyện sức khỏe với bài tập thể dục và thể thao là cách duy nhất để bạn có cân nặng ổn định, khớp hoạt động linh hoạt. Bạn nên tập thể dục 30 phút/lần và 5 buổi/tuần. Điều này sẽ giúp mang đến rất nhiều lợi ích:

– Nâng cao sức khỏe tổng thể.

– Cải thiện sức mạnh cho nhóm cơ.

– Tăng cường sức bền, sức khỏe xương khớp.

– Thuyên giảm đau cứng khớp, mệt mỏi.

Đi bộ, đạp xe, bơi lội và nhiều bài tập cường độ thấp được xem là hình thức vận động rất an toàn, rèn luyện khớp rất tốt mà không gây ra áp lực. Với người có nguy cơ thoái hóa khớp thì nên tham khảo kế hoạch tập luyện.

2.4. Cân bằng tập thể dục, thể thao và nghỉ ngơi

Tập thể dục và thể thao giúp cải thiện xương chắc khỏe, nhưng nếu hoạt động quá mức sẽ gây ra phản tác dụng. Vì thế, mọi người nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và tập luyện.

Bên cạnh đó, bộ phận và cơ quan trong cơ thể cần được nghỉ ngơi để có được thời gian tái tạo, phục hồi năng lượng. Do đó, hãy ngủ đủ giấc để phòng ngừa bệnh thoái hóa tốt nhất.

2.5. Cẩn thận khi vận động

Tổn thương khớp là yếu tố gây ra thoái hóa xương khớp. Do đó, để ngăn ngừa được tình trạng này, mọi người nên chú ý:

– Không nên khuân vác nặng.

– Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện.

– Tránh gập đầu gối đột ngột, quá mức khi tập squat.

– Chọn giày vừa chân, chắc chắn.

Các bạn hãy thử áp dụng 5 cách phòng ngừa bệnh xương khớp tại nhà trên đây để có thể phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp xương khớp luôn khỏe mạnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage