2 BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI NHÀ

Theo thống kê, có khoảng 30% người trên 35 tuổi bị Thoái hóa khớp, cho thấy thực trạng bệnh Thoái hóa khớp tại Việt Nam ngày càng gia tăng tỷ lệ mắc ở người trẻ. Phổ biến nhất là Thoái hóa khớp gối. Bệnh không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động mà còn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.

2 BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI NHÀ
Thoái hóa khớp gối là phổ biến nhất

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về bệnh Thoái hóa khớp gối nhằm mang đến những kiến thức căn bản và nguyên tắc điều trị của bệnh lý này. (Bài đọc khoảng 3 phút)

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Thoái hóa khớp gối là bệnh xảy ra khi sụn ở đầu gối và phần xương dưới sụn đầu gối bị tổn thương như: nứt loét, xơ hóa, nhuyễn hóa, tạo gai xương, hốc xương hoặc mất sụn. Sự tổn thương này có thể xảy ra do 4 nguyên nhân sau:

Vận động và thói quen sinh hoạt không đúng cách

Vận động quá sức: Các hoạt động lặp lại như leo cầu thang, chạy bộ không đúng tư thế hoặc lao động nặng nhọc có thể gây áp lực lớn lên khớp gối.

Ít vận động: Lối sống ít vận động làm giảm lượng dịch khớp tiết ra, khiến khớp kém linh hoạt và dễ bị thoái hóa.

Tư thế sai: Ngồi xổm, bắt chéo chân, hoặc ngồi ghế không đúng chiều cao gây áp lực lớn lên khớp gối

Thoái hóa khớp gối đa số do tuổi tác

Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là do tuổi tác. Từ 30 tuổi, cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu lão hóa, tuổi càng cao, sụn khớp và xương dưới sụn càng bị bào mòn do lão hóa tự nhiên.

Từ độ tuổi 50 trở đi, nguy cơ thoái hóa khớp gối tăng cao, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.

Khả năng tái tạo sụn khớp của cơ thể rất hạn chế, đặc biệt ở người trưởng thành, do sụn không có mạch máu để cung cấp đủ dưỡng chất và oxy. Khi sụn bị tổn thương, các tế bào chondrocytes không đủ khả năng để phục hồi hoàn toàn cấu trúc hoặc chức năng ban đầu của sụn.

Thể trạng và cân nặng

Người bị thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên khớp gối, làm mòn nhanh sụn khớp.

Chấn thương: Các chấn thương ở đầu gối như rách dây chằng, trật khớp không được điều trị đúng cách cũng là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp.

Yếu tố di truyền và bệnh lý

Người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp.

Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, hoặc tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH 

Thoái hóa khớp gối thường tiến triển âm thầm và khó nhận biết trong giai đoạn đầu, khiến nhiều người chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh sẽ diễn ra trong thời gian dài (> 4 tuần) với 5 triệu chứng điển hình:

Đau khớp gối âm ỉ

Đau âm ỉ ở vùng gối, tăng từng đợt khi mang vác nặng, sai tư thế, khi mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết và nổi bật nhất là bệnh dễ tái phát nhiều lần. Người bệnh thường gặp khó khăn khi di chuyển, leo cầu thang, hoặc đứng dậy sau khi ngồi lâu.

Cứng khớp vào buổi sáng

Cảm giác khớp gối cứng lại, không linh hoạt vào buổi sáng, kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

2 BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI NHÀ
Thoái hóa khớp gối và những biểu hiện thường gặp

Sưng và nóng vùng khớp

Là biểu hiện của cơn viêm khớp gối cấp tính. Khớp gối sưng đỏ, cảm giác nóng ở vùng gối do viêm. Khó gập hoặc duỗi chân hoàn toàn, gây hạn chế trong các hoạt động hàng ngày khi đứng lên ngồi xuống.

Tiếng kêu lục khục khi cử động

Khi di chuyển hoặc gập, duỗi gối, có thể cảm nhận được tiếng lạo xạo, lục khục do xương cọ vào nhau. Triệu chứng này kéo dài có thể cảnh báo cho những biến chứng ảnh hưởng đến dây chẳng, dây thần kinh,… gây đau.

Giảm khả năng vận động

Khó đứng vững, chân yếu dần, dễ té ngã khi đi lại. Cảm giác dễ mất thăng bằng, dễ mất trụ, cần bám víu hoặc có gậy hỗ trợ khi di chuyển.

ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Hướng điều trị của Thoái hóa khớp gối nói riêng và Thoái hóa khớp nói chung là Điều trị cơn đau cấp của các đợt tiến triển và Điều trị duy trì.

Điều trị cơn đau cấp bằng phương pháp y khoa

Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc bôi giảm đau tại chỗ hoặc thuốc tiêm vào ổ khớp để giảm viêm; sử dụng sóng siêu âm, tia la-se, hoặc nhiệt trị liệu giúp giảm đau, tăng cường vận động.

Phẫu thuật khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Phương pháp thay khớp nhân tạo đang được áp dụng rộng rãi.

Lưu ý đặc biệt dành cho người bệnh: Các loại thuốc được kê đơn cho bệnh viêm xương khớp đầu gối nhằm mục đích ức chế viêm và giảm đau chứ không phải để chữa khỏi bệnh và không giải quyết được các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối. Để giảm bớt gánh nặng cho khớp gối, điều quan trọng là phải xem lại lối sống hàng ngày của bạn và thực hiện các thói quen quản lý cân nặng và tập thể dục hỗ trợ điều trị tại nhà. Ngoài ra, bạn không nên tự ý ngừng dùng thuốc chỉ vì các triệu chứng của bạn đã được cải thiện. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc đúng cách.

Điều trị duy trì bằng thực phẩm chức năng và dinh dưỡng

Bổ sung các sản phẩm chứa glucosamine, chondroitin, collagen type II hoặc omega-3. Đây là các dưỡng chất thiết yếu, tác động trực tiếp đến chất lượng sụn khớp, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và hỗ trợ giảm đau tác dụng chậm kéo dài, hạn chế tái phát các cơn đau cấp tính.

3 Tiêu chí lựa chọn thực phẩm bổ xướng khớp cho người già

Nên ăn thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, cá hồi), Vitamin D (tắm nắng sớm, lòng đỏ trứng), và thực phẩm chống viêm (cá béo, nghệ, gừng). Hạn chế thức ăn nhiều đường, chất béo bão hòa, và đồ ăn chế biến sẵn.

2 BÀI TẬP ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Các bài tập thể dục đơn giản dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Khi viêm xương khớp đầu gối tiến triển, cơn đau khiến bạn khó cử động chân, làm suy yếu sức mạnh cơ quanh đầu gối và làm mất đi sự ổn định của khớp. Điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn khi ngày càng có nhiều áp lực đè lên đầu gối, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Để phá vỡ vòng xoáy tiêu cực này, bạn cần tăng cường sức mạnh cho các cơ quanh đầu gối để giảm bớt gánh nặng cho chúng.

Liệu pháp tập thể dục điều trị tại nhà có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau đầu gối, bao gồm cả viêm xương khớp đầu gối. Tập thói quen tập thể dục bằng cách kết hợp các bài tập aerobic như đi bộ, rèn luyện cơ bắp đơn giản và giãn cơ.

Tuy nhiên, tập thể dục trị liệu quá nhiều cũng không tốt. Tập thể dục mạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý để tránh tập quá sức. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 2 bài tập điều trị tại nhà mà bạn có thể dễ dàng thực hiện để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Bài 1: Tập đùi để hỗ trợ chuyển động đầu gối

Bước 1: Ngồi sâu vào ghế có tựa lưng.

Bước 2: Từ từ nhấc một chân lên vị trí nằm ngang

Bước 3: Giữ trong 5 giây

Bước 4: Dần trở lại bình thường

2 BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI NHÀ
Tập gối tại nhà

Bài 2: Tập duỗi để cải thiện thoái hóa khớp gối

Bước 1: Ngồi duỗi thẳng hai chân và đặt một chiếc khăn dưới gót chân.

Bước 2: Từ từ đưa gót chân về phía hông và uốn cong đầu gối càng nhiều càng tốt.

Bước 3: Từ từ di chuyển gót chân ra khỏi hông và duỗi thẳng đầu gối càng nhiều càng tốt.

2 BÀI TẬP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI NHÀ
Tập duỗi gối tại nhà

Bên cạnh 2 bài tập điều trị tại nhà, bạn có thể khắc phục nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối bằng cách tham gia các lớp tập yoga hoặc Pilates giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp quanh khớp gối. Kết hợp với tạo thói quen chịu khó đi bộ hoặc bơi lội, đây đều là những bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên khớp nhưng vẫn cải thiện tuần hoàn và tăng độ bền khớp.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên khớp gối, xây dựng khẩu phần ăn vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ.

Vận động hằng ngày nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như băng gối, giày đế mềm hoặc gậy đi bộ giúp giảm tải áp lực lên khớp gối.

Chìa khóa giúp người Nhật có sức khỏe dẻo dai

Lưu ý đặc biệt dành cho người bệnh: Các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối nêu trên đã được khuyến cáo và được áp dụng thực tế. Tuy nhiên, bệnh nhân và thân nhân nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ và các Chuyên gia xương khớp để có một liệu pháp điều trị phù hợp với từng cá nhân người bệnh, hạn chế những bất lợi có thể xảy ra bởi các tác dụng không mong muốn hoặc tương tác có hại. Đồng thời, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ điều trị bằng phương phát y khoa và sử dụng đều đặn các thực phẩm cũng như thực phẩm chức năng để giúp cải thiện chất lượng sụn khớp tối đa.

TỔNG KẾT

Thoái hóa khớp gối ngày càng phổ biến, không chỉ với người cao tuổi và người trẻ cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh, với nguyên nhân chủ yếu đến từ lão hóa sớm, vận động sai tư thế, thói quen sinh hoạt không đúng cách và các chấn thương cơ học. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến biến chứng xương khớp nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Việc điều trị thoái hóa khớp gối cần dựa trên nguyên tắc tổng hợp, bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng các bài tập phục hồi chức năng, cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì cân nặng lý tưởng. Đặc biệt, các phương pháp hỗ trợ như thực phẩm chức năng hoặc các liệu pháp đông y cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng khớp và giảm đau hiệu quả.

Duy trì thói quen điều trị hằng ngày và theo dõi sức khỏe định kỳ là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh, giảm tần suất các cơn đau và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ khớp gối mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống về lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 

  • Bộ Y tế – HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage