Thời gian biến chứng bệnh tiểu đường là trong bao lâu?

Tiểu đường có những biến chứng gì?

Biến chứng tiểu đường là một trong những ác mộng của nhiều người bệnh. Vì thế mà nhiều người quan tâm bị tiểu đường sau bao lâu thì sẽ biến chứng. Nếu biết cách quản lý và kiểm soát, người bệnh hoàn toàn trì hoãn, ngăn ngừa được các biến chứng.

1. Bị tiểu đường sau bao lâu thì sẽ biến chứng?

Biến chứng tiểu đường là cách gọi các tổn thương ở thần kinh và mạch máu do tiểu đường (đái tháo đường) gây ra. Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao kéo dài trong nhiều ngày, cơ thể xuất hiện stress oxy hóa, viêm mạn tính. Hậu quả sẽ là mạch máu tổn thương, quá trình truyền tín hiệu từ não bộ tới cơ quan sẽ bị gián đoạn. Cơ quan thiếu máu nuôi dưỡng suy yếu, dần dần sẽ biến thành các biến chứng.

Tiểu đường có những biến chứng gì?
Tiểu đường có những biến chứng gì?

Biến chứng bệnh tiểu đường chia thành 2 loại là mạn tính và cấp tính. Thời gian biến chứng ở mỗi loại sẽ khác nhau, ảnh hưởng nhiều yếu tố. Chẳng hạn như thời điểm phát hiện ra bệnh, cách kiểm soát lượng đường huyết, việc bạn chủ động ngăn ngừa biến chứng.

1.1. Biến chứng tiểu đường cấp tính

Biến chứng tiểu đường cấp tính gồm có nhiễm toan ceton, hạ đường huyết, tăng áp lực thẩm thấu. Thời gian biến chứng này xuất hiện khó xác định, nó có thể xảy ra một cách đột ngột, xuất hiện ở mọi giai đoạn của bệnh tiểu đường.

1.2. Biến chứng tiểu đường mạn tính

Biến chứng tiểu đường mạn tính gồm có biến chứng trên thần kinh, biến chứng trên da, trên thận, tim mạch, mắt…. Thời gian xảy ra biến chứng là 5 – 10 năm tính từ lúc người bệnh được chẩn đoán mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu như phát hiện muộn, nguy cơ gặp phải biến chứng sẽ rất cao. Tốt nhất, nên phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhất có thể.

2. Dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng tiểu đường

Để biết biến chứng tiểu đường xuất hiện, bạn nên nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

* Biến chứng cấp tính:

Tăng đường huyết: Đau bụng, khát nước, tiểu nhiều, hơi thở có mùi.

Hạ đường huyết: Choáng váng, vã mồ hôi, đói cồn cào, bủn rủn, mệt mỏi, hoa mắt, tim đập nhanh…

* Biến chứng tiểu đường mạn tính:

– Da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy.

– Mắt nhìn thấy những đốm đen, hay nhức mắt, chảy nước mắt, mắt mờ…

– Vết thương trên chân lâu lành, có nhiều nốt chai chân, vùng da thâm đen.

– Nước tiểu sủi bọt, huyết áp tăng cao bất thường, tiểu đêm nhiều.

– Thần kinh như tê bì chân tay, có cảm giác như kiến bò trên da, táo bón, tim đập nhanh, tiêu chảy đan xen…

3. Cách phòng ngừa, đẩy lùi biến chứng tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường
Phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Để kiểm soát được thời gian biến chứng tiểu đường, bạn cần làm là ổn định được lượng đường huyết. Nhưng nếu như chỉ làm mỗi việc đó, thành công chỉ mới một nửa. Để có 50% còn lại, bạn cần phải kiểm soát được bệnh lý, ngăn chặn stress oxy hóa, viêm mạn tính gây ra những tổn thương cho thần kinh, mạch máu.

Ổn định đường huyết bằng cách:

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

– Tập luyện thường xuyên, 1 tuần tập ít nhất 5 ngày.

– Ngủ đủ giấc.

– Bỏ những thói quen xấu.

Hy vọng với chia sẻ trên, các bạn đã có được câu trả lời tiểu đường sau bao lâu thì bị biến chứng cũng như cách phòng ngừa, trì hoãn thời gian của bệnh. Hãy áp dụng để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. 

Các bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage