Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi, nguy hiểm khó lường

Tai biến có xu hướng trẻ hóa

Hiện nay, đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng, chiếm tới 15% ca khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, khi nắm được các nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ, các dấu hiệu cùng với cách sơ cứu kịp thời sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa đột quỵ hoặc xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xảy ra.

1. Báo động tình trạng về đột quỵ ở người trẻ tăng cao

Theo như bộ Y tế đưa ra, tỷ lệ người trẻ và cả người trung niên hiện nay ở Việt Nam bị đột quỵ tới 1/3 trong tổng trường hợp bị đột quỵ. Tỷ lệ này tăng cao theo mức 2% mỗi năm. Trong đó, bệnh nhân nam bị đột quỵ cao hơn nữ giới gấp 4 lần.

Trên thế giới, mỗi năm có tới 16% đối tượng từ 15 – 49 tuổi bị đột quỵ. Theo đó thì có tới 6,5 triệu trường hợp tử vong bởi đột quỵ thì người trẻ chiếm tới 6%.

Tai biến có xu hướng trẻ hóa
Tai biến có xu hướng trẻ hóa

Dù mắc đột quỵ tăng khi già đi, tuy nhiên việc này không đồng nghĩa người trẻ không có nguy cơ. Dù trẻ hay già đều bị đột quỵ.

2. Yếu tố/nguyên nhân gây ra đột quỵ ở những người trẻ tuổi

Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi, từ đó có biện pháp phòng tránh bệnh nguy hiểm này hiệu quả.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Theo khảo sát, người tuổi trẻ bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cao thường do thói quen ăn uống không khoa học, hay ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn…. Tỷ lệ người bị rối loạn này liên quan mật thiết tới tình trạng tai biến mạch máu não, bệnh lý não.

Huyết áp cao

Thói quen ăn uống  không lành mạnh cũng là lý do khiến huyết áp tăng cao. Từ đó gây ra bệnh đột quỵ ở người trẻ.

Lười vận động, Béo phì

 Ngồi máy tính lâu, ít vận động… là nguyên nhân khiến cho tình trạng tai biến mạch máu não có xu hướng trẻ hóa. Và khi càng ít vận động, nguy cơ béo phì, thừa cân sẽ càng cao. Theo nghiên cứu, người cho chỉ số khối cơ thể BMI trên 30 sẽ có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn.

Tai biến ở người trẻ thường do lười vận động, béo phì
Tai biến ở người trẻ thường do lười vận động, béo phì

Đái tháo đường

Đái tháo đường (hay gọi là tiểu đường) gây ra tổn thương tế bào nội mạc, khiến phân tử mỡ xuyên qua lớp nội mạc dễ dàng, hình thành ra mảng xơ vữa gây ra hẹp lòng mạch. Vì thế, người trẻ không ăn uống khoa học sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường, từ đó gia tăng đột quỵ.

Ngoài ra, lo lắng nhiều, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích, thuốc tránh thai, bệnh lý dị dạng về mạch máu não, thường xuyên hút thuốc lá… cũng là nguyên nhân khiến người trẻ bị đột quỵ.

3. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ ở người trẻ

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi đột quỵ ngày càng gia tăng, báo động ở người trẻ. Điều quan trọng là bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh. Có như thế mới giúp đảm bảo sức khỏe, hạn chế nguy cơ tai biến.

– Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc.

– Hạn chế lo lắng, stress.

– Không dùng chất kích thích.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ. Nếu bạn chưa biết thực phẩm nào phòng ngừa được đột quỵ có thể tham khảo bài viết Các thực phẩm phòng ngừa đột quỵ được Gico chia sẻ trước đó. 

– Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.

– Khám sức khỏe, tầm soát bệnh tai biến định kỳ.

Đột quỵ là bệnh rất nguy hiểm có thể tước đi mạng sống nên các bạn không nên chủ quan. Nếu như các bạn đang mắc phải một trong những nguyên nhân đột quỵ trên đây, hãy từ bỏ ngay nhé. Đồng thời nên thực hiện cho mình lối sống lành mạnh, uống các thực phẩm chức năng thuốc chống đột quỵ, tầm soát đột quỵ định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Bài viết liên quan:

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage