Thực hiện đúng cách sơ cứu người bị đột quỵ và trong thời điểm vàng sẽ giúp người bệnh hạn chế biến chứng, đồng thời có thể cướp lại tính mạng từ tay tử thần. Nếu bạn chưa biết thì hãy tham khảo ngay cách sơ cứu tai biến trong bài viết sau đây.
1. Dấu hiệu cảnh báo, nhận biết người bị đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh lý xảy ra đột ngột, bất ngờ khi ai đó đang sinh hoạt, làm việc bình thường. Khi ấy, triệu chứng thần kinh sẽ xuất hiện. Nó khởi phát, đạt mức độ nặng vượt mức ngay từ lúc đầu (xuất huyết não) hay khởi phát đột ngột, tiến triển nặng hơn theo từng cơn nấc (nhồi máu não).
Trước khi sơ cứu người bị đột quỵ, các bạn cần hiểu rõ họ có bị đột quỵ không. Điều này sẽ biểu hiện qua các dấu hiệu tai biến mạch máu não sau.
Dấu hiệu, triệu chứng thần kinh khu trú (hay gọi là triệu chứng vận động) của tai biến mạch máu não gồm có:
– Liệt đối xứng.
– Liệt hay biểu hiện vụng về một nửa người.
– Nuốt khó.
– Liệt dây VII trung ương.
– Khó giữ thăng bằng.
– Ngôn ngữ rối loạn: Khó khăn trong nói, tính toán, đọc viết….
– Triệu chứng tiền đình như đau đầu dữ dội, rung giật nhãn cầu, chóng mặt….
– Triệu chứng nhận thức/tư thế: Khó khăn khi đánh răng, chải tóc, mặc quần áo, hay quên…
– Triệu chứng thần kinh khác như rối loạn thực vật, ý thức, cơ vòng…
Đột quỵ ảnh hưởng tới mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp mọi triệu chứng ổ trên. Sau đây là các dấu hiệu đột quỵ thường gặp nhất. Các bạn có thể áp dụng để nhận biết có phải mắc bệnh đột quỵ hay không.
– Khuôn mặt: Bị sụp mí ở 1 bên mặt.
– Tay: không giơ được cánh tay lên.
– Nói chuyện: Khó nói chuyện, giao tiếp.
– Thời gian: Hãy gọi ngay cấp cứu khi thấy 3 biểu hiện trên xuất hiện cùng lúc.
Triệu chứng có thể kéo dài chỉ vài phút hoặc chỉ vài tiếng, bệnh nhân cần được chăm sóc và sơ cứu khẩn cấp.
2. Cách sơ cứu người bị đột quỵ hiệu quả tại nhà
Khi thấy người bệnh bị té ngã, mất cân bằng và đoán là bị đột quỵ, bạn hãy làm cách sơ cứu sau để cứu người:
– Bước 1: Gọi cấp cứu và đảm bảo người bệnh nằm ở vị trí an toàn, không gian thoải mái, mặc quần áo thoáng mát. Với người bệnh là trẻ nhỏ nên đặt tư thế nằm nghiêng.
– Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong khi chờ xe cấp cứu tới.
+ Kiểm tra người bệnh xem còn thở không. Khi không thấy nhịp thở cần hô hấp nhân tạo.
+ Hãy nới lỏng quần áo và phụ kiện trên người bệnh để họ cảm thấy dễ thở hơn.
+ Nếu ngừng tim, bạn cần thực hiện xoa bóp tim. Sử dụng khăn tay quấn vào ngón trỏ để có thể lấy sạch đờm và dãi ở trong miệng của bệnh nhân.
+ Hãy tháo, bỏ mọi thứ ở trong miệng của người bệnh, kể cả răng giả để tránh họ bị sặc.
+ Bình tĩnh khuyên và trấn an bệnh nhân.
+ Đắp chăn để giúp cơ thể người bệnh luôn được giữ ấm.
– Bước 3: Cung cấp tình trạng người bệnh cho bên cấp cứu.
3. Các lưu ý cần tránh khi sơ cứu người bị đột quỵ
Ngoài cách sơ cứu ở trên, các bạn cũng cần chú ý tránh mắc phải sai lầm sau:
– Không nên để người bệnh nằm ngửa.
– Không cho người bệnh uống thuốc, ăn uống.
– Không được cạo gió.
– Không dùng kim chích cho 10 đầu ngón tay, chân người bệnh.
– Không để bệnh nhân nằm lâu ở 1 chỗ mà khẩn trương liên hệ cấp cứu để đưa tới viện.
Như vậy, mục đích của cách sơ cứu người bị đột quỵ là giảm di chứng và giảm tử vong cho người bệnh. Do đó, bạn hãy đảm bảo thực hiện đúng cách và ngay lập tức trong khi chờ y tế khẩn cấp đến.
Bài viết liên quan:
- Dấu hiệu tai biến ở người trẻ là gì? Cách phòng ngừa, ngăn chặn
- Thuốc chống đột quỵ: Chuyên gia mách 3 lưu ý quan trọng