Cách giúp hạ đường huyết cho người tiểu đường hiệu quả ngay tại nhà

Quản lý lượng carbohydrate

Thông thường, chỉ số đường huyết tăng cao sau khi ăn, uống bia rượu hay người tiểu đường lo âu…. Tuy nhiên, người bệnh đừng lo, hãy áp dụng ngay cách sau để hạ đường huyết nhanh chóng, hiệu quả, giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường.

1. Quản lý hàm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể

Có thể của chúng ta chuyển đổi carb có ở trong thức ăn thành lượng glucose, đưa chất này vào trong máu. Khi người tiểu đường nạp nhiều carb sẽ khiến cho lượng đường tăng cao, insulin hoạt động kém hiệu quả khiến quá trình hấp thụ đường không thành công. Do đó, giảm lượng carb được xem rất quan trọng, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt.

Quản lý lượng carbohydrate
Quản lý lượng carbohydrate

2. Thường xuyên tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục giúp cho người bệnh tiểu đường có thể duy trì được cân nặng, tăng độ nhạy insulin, giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, cách tập thể dục còn giúp cho cơ bắp toàn thân hoạt động, dùng lượng đường để tạo ra năng lượng, co giãn cơ bắp.

Sau bữa ăn khoảng 1 giờ là thời gian đường huyết thường tăng cao nên thời điểm này, người bệnh nên tập bài tập thể dục hay đi bộ để giúp cho cơ thể chuyển hóa lượng đường tốt. Nhờ thế mà hạ đường huyết tốt nhất.

3. Giữ nước và uống nước

Nước vào trong cơ thể thông qua thành ruột giúp hấp thụ vào trong máu. Nhờ đó, nồng độ đường ở trong máu sẽ giảm xuống, lượng đường huyết cũng sẽ giảm theo. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước thì uống đủ nước cũng giúp cho thận có thể thải được lượng đường thừa qua đường nước tiểu. Vì thế, chọn nước lọc và loại nước không calo như nước bưởi, nước chanh tươi, nước trà xanh… sẽ rất tốt.

4. Hạn chế stress, căng thẳng

Theo nghiên cứu, stress ảnh hưởng tới lượng đường ở trong máu. Khi căng thẳng, cơ thể của chúng ta tiết ra hormone khiến cho lượng đường tăng cao. Nếu như tinh thần không được ổn định cũng khiến cho người tiểu đường gặp những khó khăn trong việc điều trị .Nhất là vấn đề có liên quan tới ăn uống, khiến cho người bệnh dễ chán ăn, bỏ ăn, mắc vấn đề tâm lý như khó điều chỉnh cảm xúc, mất ngủ, trầm cảm….  Những vấn đề đó gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu khiến người bệnh dễ tăng đường huyết. Vì thế, bạn hãy hạn chế stress, xây dựng thái độ sống tích cực, lạc quan cho mình.

Hạn chế stress
Hạn chế stress

5. Ngủ đủ giấc

Mất ngủ, thiếu ngủ khiến hormone gây tăng đường huyết. Theo nghiên cứu, việc ngủ không đủ giấc cũng ảnh hưởng tới lượng đường ở trong máu, giảm độ nhạy insulin và tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Những người bệnh nên đi ngủ sớm và đúng giờ để đảm bảo giấc ngủ của mình giúp cho cơ thể tái tạo được năng lượng, tinh thần tích cực, sảng khoái. Đây là điều rất quan trọng giúp cho bệnh nhân điều trị bệnh có kết quả tốt.

Các lưu ý cần thực hiện khi hạ đường máu ở nhà:

– Nếu hạ đường máu nhẹ, vẫn tỉnh táo thì hãy ăn, uống ngay đồ uống chứa glucose như nước ngọt, sữa có đường.

– Sau 15 phút cần đo lại lượng đường. Nếu thấp cần ăn thêm để tăng lượng đường.

– Khi hạ đường máu thì không nên ăn thức ăn như mì tôm, khoai lang…

– Trường hợp hạ đường huyết gây hôn mê nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Việc theo dõi, kiểm soát đường huyết rất quan trọng giúp cho người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được bệnh. Bên cạnh đó, hãy đi khám định kỳ và thực hiện các chế độ ăn uống, tập các bài tập tốt cho người tiểu đường để hỗ trợ giảm đường huyết nhanh chóng ngay tại nhà nhé.

Các bài viết liên quan:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage