Các dấu hiệu bệnh tiểu đường, các bạn không nên lơ là

Bệnh tiểu đường (hay gọi là Đái tháo đường) là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Việc biết được các dấu hiệu bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh sớm, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. 

1. Tiểu đường là bệnh gì? 

Tiểu đường (tên gọi khác là đái tháo đường) là một bệnh nói về tình trạng lượng đường ở trong máu vượt ngưỡng mức bình thường do thiếu hụt insulin, gây ra rối loạn chuyển hóa lượng đường ở trong máu. Đây được xem là nguyên nhân chính gây cản trở chuyển hóa chất bột đường thành dạng năng lượng, tạo ra hiện tượng tích tụ đường ở trong máu tăng cao. 

Sau một thời gian tích tụ khiến cho lượng đường ở trong máu tăng cao. Điều này tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh lý khác và gây tổn thương nhiều bộ phận trên cơ thể như thận, mắt…. Thậm chí là tử vong. 

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính phổ biến hiện nay
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính phổ biến hiện nay

2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường phổ biến, dễ nhận biết

Các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường rất dễ nhận biết tới từ nguyên nhân hàm lượng đường ở trong máu cao. Với tiểu đường type 2, biểu hiện sẽ nhẹ, khó nhận biết hơn. Do đó, các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa hoặc phát hiện bệnh sớm nhất có thể. 

Đối với tiểu đường type 1, triệu chứng xảy ra nhiều và nhanh hơn, chỉ trong vài tuần, thậm chí là vài ngày. Biểu hiện của người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ nghiêm trọng hơn so với type 2.

2.1. Triệu chứng bệnh tiểu sớm

Bệnh tiểu đường type 1 và 2 có cùng dấu hiệu sớm gồm có: 

– Đói, mệt mỏi: Khi thức ăn được cơ thể dung nạp sẽ chuyển đổi thành glucose. Nhưng tế bào cần có chất insulin để có thể hấp thụ glucose. Nếu như cơ thể sản xuất không đủ hay nếu tế bào kháng lại chất insulin thì glucose sẽ không thể tạo ra năng lượng. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy đói, mệt mỏi. 

Khát nước, đi tiểu đường xuyên: Người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 4 – 7 lần/ngày. Nhưng với người bị đái tháo đường sẽ đi tiểu nhiều hơn. Từ đó cũng sẽ dẫn tới khát nước liên tục. 

Nhìn mờ: Tình trạng lượng chất lỏng trong cơ thể bị thay đổi là nguyên nhân khiến cho thủy tinh bị sưng. Biểu hiện này sẽ khiến cho người bệnh nhìn mọi thứ mờ đi. 

Ngứa da, khô miệng: Cơ thể của người bị tiểu đường thường tập trung dùng chất lỏng để tạo nước tiểu nên không đủ độ ẩm để sử dụng cho những cơ quan khác. Vì thế, tình trạng mất nước, khô miệng dễ xảy ra. Da không cấp nước sẽ bị khô, dễ ngứa ngáy, kích ứng. 

2.2. Dấu hiệu tiểu đường type 2

Đối với đái tháo đường type 2 thường có những triệu chứng như sau:

Nhiễm nấm, dễ bị nhiễm trùng: Nấm men ăn glucose nên chúng phát triển nhanh chóng. Nhiễm trùng dễ xảy ra ở các bộ phận có nếp gấp nhờ vào yếu tố ẩm, ấm. Chẳng hạn như dưới ngực, ngón chân, ngón tay….

Hay bị tê bì hoặc mất cảm giác ở chân: Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao. Tình trạng glucose tăng không chỉ làm ảnh hưởng tới tay chân mà nó còn tác động tới dây thần kinh…

Vết loét, vết thương sẽ lâu lành: Khi đường ở trong máu tăng cao ảnh hưởng tới lưu lượng máu, gây tổn thương tới thần kinh nên việc chữa lành vết thương cần nhiều thời gian hơn. 

2.3. Triệu chứng tiểu đường type 1

Dấu hiệu đái tháo đường type 1 gồm có những:

– Tự nhiên sụt cân: Khi không nạp được năng lượng từ thức ăn thì cơ thể sẽ kích hoạt việc đốt cháy cơ, chất béo để tạo ra năng lượng khiến cho cân nặng sụt giảm. 

– Khó ngủ: Chất lượng giấc ngủ sẽ kém đi, gồm tình trạng khó đi vào trong giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. 

– Buồn nôn: Cơ thể chuyển chất béo để tạo ra năng lượng, lớp hợp chất hữu cơ sẽ sản sinh. Chất này tích tụ trong máu làm máu có tính axit. Nếu vượt quá ngưỡng quy định, nhiễm toan ceton sẽ xảy ra. Từ đó gây buồn nôn và nôn. 

3. Điều trị bệnh tiểu đường đúng cách

Khi bị tiểu đường cần sử dụng thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ
Khi bị tiểu đường cần sử dụng thuốc theo đúng kê đơn của bác sĩ

Nếu phát hiện mắc bệnh đái tháo đường, các bạn đừng lo, hãy áp dụng theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy điều chỉnh về chế độ ăn uống, vận động, đồng thời theo dõi tình trạng của bệnh. 

Nếu như bị tiểu đường type 1, bạn nên điều trị dùng insulin trong suốt thời gian còn lại. Còn type 2, bạn có thể kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống khoa học hơn. Ví dụ như tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc, thực phẩm chức năng có chứa insulin. 

Khi mắc bệnh này, bạn nên theo dõi chế độ ăn của mình và tình trạng bệnh để có thể ngăn ngừa lượng đường tăng cao. Đặc biệt, khi phát hiện, hãy điều trị sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả, dễ dàng hơn. 

Trên đây là các dấu hiệu bệnh tiểu đường hay gặp phải. Các bạn nên chú ý cơ thể mình, khi thấy có những biểu hiện ra, hãy đi khám ngay. Tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể. 

Các bài viết liên quan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage