Biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể quản lý và ngăn ngừa nó nếu như áp dụng đúng các cách sau.
1. Các biến chứng tiểu đường thường gặp
Biến chứng bệnh đái tháo đường thường do lượng đường ở trong máu tăng cao kéo dài trong khoảng thời gian dài không được kiểm soát gây ra những tổn thương mạch máu lớn và nhỏ. Khi hệ thống này tổn thương sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim, thận, mắt. Cụ thể biến chứng bệnh tiểu đường như sau:
– Bệnh võng mạc tiểu đường.
– Bệnh thận tiểu đường.
– Bệnh thần kinh: Có thể là bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh tự chủ, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh đám rối – rễ thần kinh.
– Biến chứng mạch máu liên quan tới xơ vữa động mạch.
– Nhiễm toan ceton.
– Nhiễm trùng, hoại tử, loét bàn thân.
– Bệnh nhãn khoa không liên quan tới võng mạc tiểu đường.
– Da liễu.
– Sa sút trí tuệ, trầm cảm.
– Bệnh gan mật.
– ….
2. Cách quản lý, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Các biến chứng của tiểu đường thường do đường huyết cao mạn tính. Sau đây là cách ngăn ngừa, làm chậm biến chứng của bệnh này:
2.1. Kiểm soát đường huyết tốt
Kiểm soát lượng đường huyết là mục tiêu quản lý và phòng ngừa biến chứng của tiểu đường. Với hầu hết những người bệnh, đường huyết nên ở 80 – 130 mg/dL khi đói, hai giờ sau khi ăn ở dưới 180 mg/dL.
Kiểm soát và theo dõi đường huyết giúp xác định tác nhân khiến cho lượng đường ở trong máu dao động. Kiểm tra, ghi nhật ký đường huyết sẽ giúp bạn dễ dàng thắt chặt kiểm soát được bệnh.
2.2. Hoạt động thể chất thường xuyên
Tập thể dục và tham gia hoạt động thể chất làm cho tế bào nhạy cảm với insulin, giảm được tình trạng kháng insulin nên giúp giảm lượng đường huyết. Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động thể chất giúp chuyển hóa tim mạch, ngủ ngon, tăng năng lượng, giảm viêm nhiễm.
2.3. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh là rất cần thiết và quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Khi ăn nhiều thực vật hơn, chất béo lành mạnh, protein nạc, ít tinh bột và đường giúp ổn định được lượng đường. Xác định thực phẩm chứa đường, tinh bột, đọc nhãn thực phẩm, đếm lượng carb, đo khẩu phần là công cụ giúp đạt được các mục tiêu về ăn kiêng.
2.4. Giảm cân nếu cần
Theo như Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết, giảm khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp cải thiện tiết insulin, độ nhạy insulin. Nếu như người bệnh tiểu đường thừa cân nên việc giảm cân sẽ rất cần thiết giúp giảm lượng đường huyết ở trong máu. Hơn nữa, giảm cân cải thiện được tình trạng tăng cholesterol, tăng huyết áp, chất béo trung tính.
2.5. Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc và thiếu ngủ là yếu tố khiến đường huyết của người tiểu đường tăng cao. Trong khi đó theo nghiên cứu, việc ngủ đủ, sâu gaiacs giúp quản lý, ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường hiệu quả. Bạn nên thực hiện mẹo sau để có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ như tránh uống cà phê, tránh dùng điện thoại trước khi đi ngủ.
2.6. Uống thuốc theo toa
Quản lý thuốc và chế độ ăn uống cùng tập luyện là phần thiết yếu giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Nếu như đang dùng thuốc theo kê đơn, nhưng thấy đường huyết cao thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đổi thuốc, không được tự ý đổi hoặc ngưng uống thuốc.
Hy vọng với chia sẻ trên đây về cách quản lý và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, các bạn đã có thông tin hữu ích. Áp dụng mỗi ngày để đảm bảo bệnh đái tháo đường thuyên giảm, hạn chế gặp biến chứng.
Các bài viết liên quan: