Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh mà mẹ bầu nào cũng không mong muốn xảy ra với mình bởi nó có thể dẫn tới ra các biến chứng xấu, di truyền đến cho trẻ. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất cần thiết khi đi khám thai. Điều này giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời hoặc ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu cũng như thai nhi.
Để nắm rõ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần làm những gì, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.
1. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ (Đái tháo đường thai kỳ) là một trong những bệnh rất nguy hiểm với cả thai phụ cùng với thai nhi. Đối với mẹ bầu, bệnh khiến người mẹ béo phì, khó có thể lấy lại được vóc dáng sau sinh. Bên cạnh đó, thai phụ có thể gặp các nguy cơ như sau:
– Nguy cơ sinh non cao.
– Tăng sản giật, tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ lên tới 4 lần.
– Dễ nhiễm trùng, nhất là bể, viêm thận.
– Sinh khó, chuyển dạ kéo dài, tăng nguy cơ băng huyết, sang chấn sau sinh.
– Tỷ lệ sinh mổ cao, nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cũng tăng cao.
– Nguy cơ tái phát bệnh đái tháo đường.
– Rối loạn lượng đường ở trong máu dẫn tới hôn mê.
Còn với thai nhi cũng gặp nhiều nguy hiểm:
– Dễ bị rối loạn tăng trưởng.
– Khả năng dị tật cao.
– Trẻ dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết…
– Khi lớn lên có thể dễ bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì….
2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần làm
Tiểu đường thai kỳ đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại với các thai phụ. Trong khi đó, nhiều mẹ bầu cũng chưa nhận thức rõ vai trò của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì bệnh này đã gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả bé và mẹ.
Nếu như không điều trị sớm, bệnh làm tăng các biến chứng, bệnh lý ở thai phụ, dẫn tới sảy thai, vàng da, lưu thai, dị tật thai nhi…. Thậm chí, bệnh còn khiến trẻ lớn lên sẽ bị béo phì, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp.
Do đó, các mẹ bầu cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ trong thời gian 3 tháng đầu, tiến hành xét nghiệm gồm có Hemoglobin A1C và nghiệm pháp dung nạp đường huyết.
Test tiểu đường trong thai kỳ gồm có:
– Sàng lọc: Test đường 50g bằng nghiệm pháp glucose 1 giờ.
– Chẩn đoán: Làm xét nghiệm 75gr đường, bước này sẽ thực hiện sau xét nghiệm sàng lọc khoảng 3 ngày.
3. Khi nào cần tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Nhiều thai phụ thường thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường ở tuần bao nhiêu? Với các thai phụ nằm ở trong nhóm có khả năng mắc tiểu đường cao sẽ được tiến hành thử tiểu đường thai kỳ trong thời gian là 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi xét nghiệm âm tính sẽ thực hiện kiểm tra lần 2 ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.
Nếu kết quả dương tính, thai phụ cần phải tuân thủ hướng dẫn từ phía bác sĩ:
– Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
– Ăn thức ăn có ít đường.
– Vận động nhẹ hàng khoảng 30 phút/ngày.
– Tiến hành thử tiểu đường hàng ngày.
4. Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Để thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ diễn ra suôn sẻ, cho kết quả đúng chuẩn, các bạn cần chú ý điều sau:
– Nhịn đói tối thiểu là 8 tiếng trước khi tiến hành lấy máu.
– Tránh các kích thích như thuốc lá, cà phê, ăn đồ ngọt….
– Trước 3 ngày vẫn được ăn tinh bột.
Như vậy, các bạn đã biết các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần làm là gì cũng như thời gian thực hiện. Hy vọng các bạn luôn có sức khỏe tốt nhất cho tới lúc sinh bé. Nếu ở trường hợp mắc tiểu đường, các bạn đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo lời khuyên bác sĩ để điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Các bài viết liên quan:
- Uống thuốc tiểu đường Kaigento có ảnh hưởng tới dạ dày không?
- Lá dâu tằm giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường