Có nên dừng uống thuốc tiểu đường khi đã ổn định đường huyết không? Tiểu đường là bệnh mãn tính, có xu hướng nặng hơn theo thời gian nên người bệnh cần dùng thuốc trong một thời gian dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng phải dùng cả đời. Tùy vào từng trường hợp mà thời gian điều chỉnh, ngừng thuốc sẽ khác nhau.
1. Có nên dừng uống thuốc tiểu đường khi đã ổn định đường huyết không?
Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh mãn tính, lượng đường huyết ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Để có thể hạ xuống, người bệnh cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dù khi đi thăm khám, chỉ số xét nghiệm HbA1c biểu thị lượng đường đã về mức bình thường trong 3 tháng gần nhất, người bệnh cũng không được ngưng sử dụng thuốc. Bởi nếu không uống, đường huyết ở trong máu sẽ tăng lên. Mà việc này sẽ rất khó để nhận biết. Tới lúc tăng quá cao dẫn tới các biến chứng như hôm mê, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu khi điều trị qua được cơn nguy kịch, người bệnh cũng sẽ không được khỏe như trước, có di chứng ở não. Bên cạnh đó, khi ngừng thuốc, lượng đường huyết diễn biến bất thường, có lúc tăng cao, có lúc hạ xuống trong thời gian dài sẽ gây ra tổn thương cho các mạch máu. Từ đó, người bệnh rất dễ bị mờ mắt, suy thận….
Để giúp được đường huyết ở trong máu ổn định, người bệnh không được tự ý ngưng thuốc. Tránh tự ý ngừng uống thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm. Làm như vậy sẽ rất nguy hiểm, khó có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, thậm chí khiến bệnh xấu đi. Hãy thăm khám định kỳ để được bác sĩ chẩn đoán, điều chỉnh lượng thuốc phù hợp, kiểm soát các biến chứng tốt nhất.
2. Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay
Bệnh tiểu đường xuất hiện khi tình trạng lượng đường ở trong tăng vượt ngưỡng. Trong y khoa, bệnh này được chia thành 2 loại là tiểu đường type 1 và type . Hầu hết mọi người bị chẩn đoán mắc bệnh sẽ phải dùng thuốc mỗi ngày.
Các nhóm thuốc tiểu đường mà các bác sĩ hay kê đơn cho người bị tiểu đường như sau:
– Insulin: Được dùng như dạng Insulin tổng hợp dành cho người trị bệnh tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường thai kỳ. Với type, Insulin dùng trong trường hợp phẫu thuật, chấn thương, nhiễm toan, suy gan thận hoặc nếu những loại thuốc khác dùng không hiệu quả.
– Metformin: Thuốc để điều trị bệnh tiểu đường type 2, giúp giảm sự đề kháng insulin, tạo glucose ở trong gan. Bên cạnh đó, nó giúp người bệnh cảm thấy chán ăn.
– Sulfonylurea: Thuốc giảm được lượng đường ở trong máu nên phù hợp dành cho người tiểu đường type 2.
– Acarbose: Thuốc trị tiểu đường có khả năng giảm hoạt động men tiêu hóa tinh bột ở trong ruột và giảm được lượng đường hấp thu vào trong cơ thể.
Tùy vào từng tình trạng sức khỏe và bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Các bạn có thể sử dụng thêm thuốc thực phẩm chức năng như viên uống tiểu đường Kaigento, Glucose Support… để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra tốt hơn, suôn sẻ và rút ngắn thời gian.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà thời gian ngừng thuốc tiểu đường sẽ khác nhau. Các bạn xem mình là đối tượng nào để có thể sử dụng thuốc hiệu quả. Tốt nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị hợp lý.
Các bài viết liên quan:
- Viên uống tiểu đường Kaigento có tốt không? Nên mua ở đâu uy tín?
- Những vi chất tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường