THOÁI HÓA KHỚP TIẾN TRIỂN THEO 4 GIAI ĐOẠN, CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Thoái hóa khớp – “kẻ thầm lặng” âm thầm bào mòn sức khỏe và khả năng vận động của hàng triệu người, đang trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với người trung niên và cao tuổi. Điều đáng lo ngại là bệnh thường tiến triển âm thầm qua nhiều giai đoạn trước khi gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, khiến người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị.

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Các khớp trên cơ thể dễ bị thoái hóa, 4 giai đoạn tiến triển bệnh và trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp có chữa khỏi dứt điểm được không? (Bài đọc khoảng 3 phút)

Các khớp nào dễ bị thoái hóa?

Không phải tất cả các khớp trên cơ thể đều có nguy cơ thoái hóa như nhau. Một số khớp thường xuyên chịu áp lực lớn hoặc vận động nhiều hơn sẽ dễ bị tổn thương và thoái hóa sớm.

THOÁI HÓA KHỚP CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Các vị trí khớp rất dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất. Lớp sụn bao bọc khớp gối bị tổn thương dẫn đến xương khớp gối chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. Thường gặp ở người trên 45 tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh do giảm mật độ xương và thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, người thừa cân hoặc lao động nặng nhọc cũng có nguy cơ cao do áp lực lớn lên khớp gối.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa khớp cổ là hiện tượng tổn thương sụn khớp và các đốt sống vùng cổ, thường kèm theo hẹp ống sống, chèn ép dây thần kinh, gây đau và hạn chế vận động vùng cổ. Thường gặp ở người làm việc văn phòng, tài xế hoặc những người có tư thế sai kéo dài, như cúi nhiều hoặc ngồi sai cách.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng khởi phát gây đau ở các vị trí háng, đùi, mông hoặc đầu gối, khó nhận biết và chẩn đoán. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và phần hông thường cứng. Thường xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt những người từng bị chấn thương khớp háng hoặc có bệnh lý như loãng xương.

Thoái hóa khớp cùng chậu

Thoái hóa khớp cùng chậu là hiện tượng tổn thương sụn và khớp ở vùng nối giữa xương chậu và xương cùng, gây đau, tê bì chân và hạn chế vận động vùng hông, mông và thắt lưng. Dễ gặp ở phụ nữ sau sinh do thay đổi cấu trúc xương chậu, người lao động nặng hoặc vận động viên thường xuyên thực hiện các động tác gập, vặn người.

Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Thoái hóa khớp cổ tay và bàn tay là tình trạng khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm do vận động tay liên tục, thiếu hụt dinh dưỡng, lượng máu nuôi dưỡng tới các chi suy giảm. Thường xảy ra với người cao tuổi, người làm việc văn phòng, thợ thủ công, hoặc những người thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như gõ phím, đan lát.

Đọc thêm: Triệu chứng đau khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ chân

Viêm khớp thoái hóa cổ chân thường hay thường gặp ở người trên 40 hoặc có công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá, người hay chạy bộ, đi giày cao gót… Bệnh tiến triển chậm, với các triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và dễ trật khớp, khó giữ thăng bằng.

4 Giai đoạn tiến triển của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp không xảy ra ngay lập tức mà diễn ra qua 4 giai đoạn (Theo phân loại của Kellgren và Lawrence), từ tổn thương sụn khớp từ mức độ nhẹ đến mất chức năng vận động nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các giai đoạn này là chìa khóa để điều trị kịp thời và hiệu quả.

THOÁI HÓA KHỚP TIẾN TRIỂN ÂM THẦM, CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

4 giai đoạn tiến triển của bệnh thoái hóa khớp

Giai đoạn I: Giai đoạn sớm, nghi ngờ có bệnh

Cơ thể có thể bắt đầu mất một số sụn giữa các khớp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các khớp sẽ không bị thu hẹp tại thời điểm này. Bạn có thể bắt đầu phát triển các gai xương, là các khối u ở đầu xương.

Triệu chứng ở giai đoạn này thường không rõ ràng, dễ dàng nhầm lẫn với các triệu chứng đau nhức xương thông thường, không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng vận động và di chuyển. Tuy nhiên, cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh hoạt động nhiều, đặc biệt như đứng lên hoặc ngồi xuống liên tục, hoặc khi vận động các khớp khác liên tục. 

Tại giai đoạn này, các tổn thương chưa thể được phát hiện qua việc chụp X-quang.

Giai đoạn II: Có gai xương rõ ràng, có thể bị hẹp khe khớp

Gai xương phát triển và trở nên đau đớn. Khoảng cách giữa các khớp có thể bắt đầu thu hẹp một chút. Các enzyme có thể bắt đầu phá vỡ sụn. Khi vận động, các gai xương này có thể va chạm vào mô trong khớp, gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Cảm giác đau này cũng có thể tăng lên khi thời tiết trở lạnh hoặc sau khi ngủ dậy. 

Trên phim chụp X-quang, có thể thấy sụn khớp đã bắt đầu hao mòn, khe khớp thu hẹp và hình ảnh gai xương bắt đầu xuất hiện.

Giai đoạn III: Trung bình, nhiều gai xương, hẹp khe khớp rõ ràng, xơ cứng xương, có thể biến dạng đầu xương.

Sự tổn thương do thoái hóa khớp trở nên rõ ràng và tiến triển nhanh chóng vào giai đoạn 3. Người bệnh bắt đầu cảm nhận rõ ràng các cơn đau, cứng khớp, hoặc không thoải mái khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như sinh hoạt, tập thể dục hoặc thể thao.

Sụn khớp bị mòn và phá hủy, trong khi xương dưới sụn phình ra bên ngoài và hình thành u. Các mô khớp trở nên viêm, có thể sản xuất ra chất lỏng hoạt dịch gây viêm và sưng, được gọi là viêm bao hoạt dịch. Trên hình ảnh X-quang, khe khớp thu hẹp rõ ràng, có nhiều gai xương kích thước vừa, và lớp sụn khớp bị bào mòn nặng nề.

Giai đoạn IV: Gai xương lớn, khe khớp bị thu hẹp rõ rệt, xơ cứng xương nặng, biến dạng đầu xương rõ rệt.

Đây là giai đoạn nặng của thoái hóa khớp, thường bị viêm khớp nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Người bệnh cảm thấy cứng khớp, viêm, và đau nhức, gây ra sự hạn chế lớn trong vận động và làm khó khăn trong việc di chuyển.

Trên hình ảnh X-quang, có thể thấy khe khớp bị thu hẹp mạnh mẽ, gai xương to lớn, và các đầu xương khớp bị mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại rất ít. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tình trạng tàn phế.

Thoái hóa khớp có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp y khoa nào có thể điều trị thoái hóa khớp dứt điểm hoàn toàn vì đây là một bệnh lý mãn tính, đặc trưng bởi sự suy giảm và tổn thương sụn khớp cùng các cấu trúc liên quan. Tuy nhiên, có rất nhiều liệu pháp điều trị tích cực, hỗ trợ tái tạo sụn đã và đang được áp dụng, giúp làm chậm tiến triển của bệnh, giảm triệu chứng đau và cải thiện chức năng vận động cũng như chất lượng đời sống của người bệnh.

Tiêm acid hyaluronic (HA)

Acid hyaluronic là một thành phần tự nhiên trong dịch khớp, giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các đầu xương. Việc tiêm HA trực tiếp vào khớp không chỉ cải thiện tính đàn hồi của dịch khớp mà còn kích thích các tế bào chondrocytes hoạt động, hỗ trợ quá trình tái tạo sụn.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

PRP được lấy từ chính máu của bệnh nhân, chứa các yếu tố tăng trưởng giúp kích thích phục hồi mô. Khi tiêm PRP vào khớp, các yếu tố tăng trưởng này thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn và làm giảm viêm, cải thiện chất lượng sụn.

Liệu pháp tế bào gốc

Sử dụng tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ của bệnh nhân để tiêm vào khớp là một bước tiến lớn trong điều trị thoái hóa khớp. Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các tế bào sụn mới, đồng thời sửa chữa tổn thương và ngăn chặn sự tiến triển của thoái hóa. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và ứng dụng giới hạn.

Bổ sung chất dinh dưỡng đặc biệt: glucosamine, chondroitin sulfate và collagen type II

THOÁI HÓA KHỚP TIẾN TRIỂN THEO 4 GIAI ĐOẠN, CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
3 dưỡng chất cơ bản tốt cho khớp: Glucosamine, Chondroitin, Collagen type II

Đây là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp với phần lớn người bệnh thoái hóa khớp và đã được ứng dụng rộng rãi. Các chất bổ sung như glucosamine, chondroitin sulfate và collagen type II được sử dụng phổ biến để hỗ trợ sụn khớp.

Glucosamine là một thành phần tự nhiên của sụn khớp, đóng vai trò như “vật liệu xây dựng” giúp tái tạo và duy trì cấu trúc sụn. Việc bổ sung glucosamine mang lại nhiều lợi ích như: kích thích sản xuất chất nền của sụn, làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ giảm đau lâu dài. Đặc biệt, glucosamine còn giúp tăng khả năng vận động, giảm tình trạng cứng khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chondroitin sulfate là dưỡng chất có khả năng ngăn chặn enzyme phá hủy sụn, tăng khả năng giữ nước và duy trì tính đàn hồi của khớp. Điều này giúp sụn khớp hấp thụ lực tốt hơn, giảm áp lực lên các khớp trong quá trình vận động. Đồng thời, chondroitin còn hỗ trợ làm giảm viêm và sưng đau ở các khớp, giúp người bệnh di chuyển linh hoạt hơn.

Collagen type II là một loại protein quan trọng trong cấu trúc sụn khớp, giúp tăng cường độ bền và đàn hồi của khớp. Khi bổ sung collagen type II, cơ thể sẽ giảm phản ứng viêm, từ đó làm giảm cơn đau và tình trạng cứng khớp. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp phục hồi tổn thương ở sụn, cải thiện chất lượng sụn khớp và duy trì khả năng vận động lâu dài.

Đọc thêm: Có nên bổ sung glucosamine mỗi ngày hay không?

Sử dụng công nghệ mô sinh học

Một số phương pháp như in 3D mô sụn hoặc sử dụng màng collagen để thay thế sụn bị tổn thương đang được nghiên cứu. Đây là những hướng đi tiềm năng, hứa hẹn mở ra giải pháp tái tạo sụn trong tương lai.

Lưu ý: Những liệu pháp này cần được áp dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với lối sống lành mạnh như duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả tối ưu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline: 0948 15 8822(Zalo OA)
Inbox fanpage