Biến chứng đái tháo đường khiến ảnh hưởng tới sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống, thậm chí tạo ra mối nguy hiểm cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu như biết và có cách điều trị phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa, làm chậm quá trình biến chứng hiệu quả.
1. Biến chứng ở da
Đái tháo đường ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể của người bệnh, kể cả da. Biểu hiện đầu tiên của những người mắc bệnh tiểu đường chính là ở trên da. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng bởi triệu chứng này có thể ngăn ngừa, chữa trị nếu phát hiện và điều trị sớm. Biến chứng ở trên da là tình trạng rất phổ biến mọi người đều bị. Tuy nhiên, người bị đái tháo đường dễ mắc hơn.
Biến chứng đái tháo đường này là bệnh nhiễm khuẩn ở ngoài da bởi vi khuẩn, nấm, ngứa ở ngoài da. Bên cạnh đó, còn nhiều bệnh điển hình như ban vàng, u mỡ vàng, bệnh bạch biến, u hạt vòng, da vàng, bệnh gai đen…
2. Biến chứng võng mạc
Biến chứng đái tháo đường ở mắt cũng rất phổ biến, gây ra nguy cơ bị mù lòa. Bệnh xuất hiện khi các mạch máu bị tổn thương, mao mạch võng mạc phình ra gây tăng sinh mạch máu, phù hoàng điểm. Khác với một số biến chứng khác, bệnh không có biểu hiện ở giai đoạn sớm. Khi bệnh trở nặng mới xuất hiện các biến triệu chứng như bong thủy tinh thể, nhìn mờ, mất thị lực một hoặc toàn phần, bong võng mạc…
Để có thể phòng ngừa bệnh võng mạc, người bệnh tiểu đường cần phải thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ hàng năm. Khi phát hiện sớm, việc điều trị khỏi sẽ tăng cao, ngăn ngừa được việc mất thị lực.
3. Bệnh thần kinh
Bệnh thần kinh được xem là biến chứng đái tháo đường, hậu quả của việc thiếu máu thần kinh, ảnh hưởng của đường huyết lên các tế bào thần kinh, trao đổi chất bị thay đổi khiến cho chức năng thần kinh giảm đi.
Bệnh thần kinh này được chia thành nhiều dạng khác nhau:
– Bệnh thần kinh ngoại biên.
– Bệnh thần kinh tự chủ.
– Bệnh đơn dây thần kinh.
– Bệnh đám rối – rễ thần kinh.
4. Bệnh thận
Đái tháo đường được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thân. Bệnh này xuất hiện khi có màng đáy cầu thận bắt đầu dày lên, xơ cứng cầu thận, tăng sinh gian mạch. Các thay đổi đó gia tăng áp lực về cầu thận, suy giảm khả năng lọc cầu thận. Khi bệnh này xuất hiện thường đi kèm với tăng huyết áp. Thông thường, bệnh sẽ không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi suy thận mạn, thận hư.
5. Những biến chứng khác của bệnh đái tháo đường
Ngoài những bệnh trên, nếu như không chữa trị sớm hoặc chữa sai cách thì người bệnh tiểu đường còn gặp các biến chứng sau:
– Bàn chân bị nhiễm trùng, loét, bị hoại tử…
– Nhiễm toan ceton. Biểu hiện là hôn mê, đau bụng, buồn nôn, nôn, thậm chí tử vong.
– Bệnh gan mật: Xơ gan, sỏi mật, gan nhiễm mỡ.
– Trầm cảm, trí tuệ sa sút.
– Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh thần kinh thị giác…
Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã có được những thông tin hữu ích, từ đó có thể ngăn chặn biến chứng đái tháo đường. Ngoài dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn, bạn có thể kết hợp với lối sống lành mạnh, uống thêm các thực phẩm chức năng liên quan tới hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để cải thiện bệnh tốt nhất.
Các bài viết liên quan:
- 3 việc mẹ bầu cần làm để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
- Lưu ngay thực đơn cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ