Không chỉ người già mà tai biến còn có xu hướng trẻ hóa. Số người trẻ mắc bệnh này càng gia tăng. Để có thể phòng ngừa biến chứng, xử lý kịp thời, các bạn hãy tham khảo dấu hiệu tai biến ở người trẻ dưới đây.
1. Dấu hiệu tai biến ở người trẻ, các bạn nên chú ý
Hiện nay, đột quỵ đã xuất hiện ở người trẻ, số lượng gia tăng mỗi năm. Do đó, dù trẻ tuổi thì các bạn cũng không nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu thấy có dấu hiệu đột quỵ sau đây, hãy thăm khám ngay.
– Đau đầu dữ dội, đột ngột, kèm theo choáng váng và ù tai.
– Tức ngực, tim đập nhanh, khó thở.
– Buồn nôn, nôn.
– Nói lắp, ngọn, khó diễn đạt ý, thậm chí có nhiều người không nói được.
– Ý thức bị rối loạn.
– Ngủ gật, ngủ li bì.
– Thị lực kém đi.
Bên cạnh đó, nấc cụt liên tục cũng cảnh báo bệnh tai biến ở người trẻ, nhất là ở nữ giới.
2. Cách xử lý khi gặp tai biến
Khi gặp 2 – 3 dấu hiệu tai biến ở trên hoặc thấy ai đó có triệu chứng và nghi ngờ đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới cơ sở y tế để có thể cấp cứu kịp thời và càng sớm càng tốt.
Trong quá trình đợi xe cấp cứu, bạn nên xử lý tạm thời bằng các bước sau:
– Quan sát, ghi chép biểu hiện người bệnh, cung cấp thông tin cho các nhân viên y tế.
– Để cho bệnh nhân nằm ở nơi bằng phẳng, thoáng mát.
– Tư thế nằm cần thoải mái, đầu kê cao hơn với mặt đất tầm 30 độ.
– Nới lỏng quần áo và động viên để người bệnh giữ được bình tĩnh.
– Nếu thấy co giật hãy lấy miếng vải sạch quấn chiếc đũa rồi đặt ở ngang miệng bệnh nhân.
3. Những cách giúp chủ động phòng ngừa tai biến
Nguyên nhân tai biến ở người trẻ gồm có căng thẳng, ăn uống không lành mạnh, lười vận động. Do đó, để ngăn ngừa được tình trạng đột quỵ, các bạn hãy sống lành mạnh, khoa học.
Ăn uống khoa học
Ăn đủ chất giúp cơ thể hấp thụ được dưỡng chất, năng lượng tốt nhất, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả. Việc lựa chọn các thực phẩm tốt, đồng thời tránh thực phẩm có chứa nhiều chất béo để đảm bảo sức khỏe.
Vận động thường xuyên
Vận động, tập thể dục sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó có thể cải thiện được giấc ngủ và lượng cholesterol xấu, giảm nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch…. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ cao.
Sống lạc quan
Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Căng thẳng khiến cho bạn hình thành thói xấu như uống bia, rượu, hút thuốc, mất ngủ. Điều này gây ra cao huyết áp, tuần hoàn máu không tốt, mất ngủ. Do đó, hãy giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái để nâng cao sức khỏe, tinh thần.
Kiểm tra sức khỏe
Không chỉ là phòng ngừa tai biến mà kiểm tra sức khỏe còn giúp tầm soát nhiều bệnh. Các bệnh nhân mắc bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp… nên khám thường xuyên để có thể theo dõi được tình trạng bệnh của mình.
Trên đây là các dấu hiệu tai biến ở người trẻ thường gặp nhất. Các bạn nhớ chú ý để có thể đề phòng bệnh. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời đã gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe.
Bài viết liên quan: