Mặc dù việc tập thể dục rất tốt cho người bị tiểu đường nhưng vẫn có những điểm lưu ý cần biết để tránh gây phản tác dụng.
Cuộc sống ngày càng được cải thiện, một số người có xu hướng muốn tận hưởng, ăn thỏa thích các món ngon, điều này làm gia tăng mắc các bệnh mãn tính đáng kể. Đặc biệt là bệnh tiểu đường, nếu đường huyết không được kiểm soát tốt trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe doạ tới tính mạng.
Trên thực tế, có một số người từ chối uống thuốc, họ hy vọng lượng đường trong máu sẽ ổn định nhờ việc tập thể dục, dưới đây là một trường hợp điển hình.
Ông Cao (57 tuổi) ở Trung Quốc có sức khỏe tương đối tốt nhưng gần đây cảm thấy trong người không khỏe. Vào một buổi sáng khi vừa thức dậy, ông cảm thấy trước mắt tối sầm, kèm theo đó là tình trạng chóng mặt, mệt mỏi và những khó chịu khác.
Ông cảm thấy không ổn khi bước xuống giường nên nhờ vợ đưa tới bệnh viện khám. Tại đây, bác sĩ phát hiện lượng đường trong máu lúc đói của ông lên tới 13,8mmol/L, chẩn đoán bị tiểu đường.
Theo lời kể của vợ ông Cao, cách đây 2 tháng, ông có biểu hiện mệt mỏi, mắt mờ, nhưng cứ nghĩ là do tuổi già, sức khỏe yếu chứ không hề nghĩ là do bệnh tiểu đường gây ra.
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ kê đơn thuốc hạ đường huyết, phải ăn uống điều độ và đặc biệt dặn phải tập thể dục nhiều hơn.
Ông Cao tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên điều trị của bác sĩ, kiên trì tập thể dục trong thời gian dài. Ông cùng vợ tập thể dục hằng ngày, chơi cầu lông và chạy bộ.
Sau một thời gian, ông cảm thấy thể chất của mình được cải thiện, trở nên tràn đầy năng lượng hơn. Sau nửa năm kiên trì, lượng đường trong máu của ông cuối cùng cũng giảm, lượng đường trong máu lúc đói ổn định ở mức khoảng 5,8mmol/L.
Ông Cao rất biết ơn bác sĩ và muốn khuyên nhủ những người đang mắc bệnh tiểu đường rằng, đừng bao giờ bỏ cuộc khi tập thể dục, phải cố gắng hết sức mình. Ngoài ra, ông còn nhắc nhở mọi người nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ bằng cách tập thể dục mà không cần dùng thuốc?
Một số bệnh nhân lo lắng về tác dụng phụ của thuốc và thắc mắc: Tập thể dục đơn thuần có chữa khỏi bệnh tiểu đường mà không cần dùng thuốc không?
Trong cuốn “Hướng dẫn tập thể dục dành cho người bị tiểu đường tuýp 2 năm 2022” do Đại học Y khoa Thể Thao (Mỹ) ban hành có đề cập tới rằng: “Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể cải thiện hiệu quả lượng đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm lượng huyết sắc tố glycated khoảng 0,5% đến 0,7%”.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tập thể dục có thể mang lại nhiều lợi ích về thể chất, chẳng hạn như:
– Cải thiện chứng lo âu và trầm cảm, giảm căng thẳng.
– Cải thiện độ nhạy cảm với insulin và tình trạnh kháng insulin, giúp hạ đường huyết, giảm lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
– Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 hoặc làm chậm quá trình tiến triển của nó.
– Cải thiện chuyển hóa đường huyết và chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
– Tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện chức năng tim phổi, nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Giảm gánh nặng y tế cho bệnh nhân.
Tập thể dục có rất nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh tiểu đường nhưng liệu nó có thể thay thế hoàn toàn thuốc?
Trên thực tế, vận động chỉ đóng vai trò bổ trợ trong việc hạ đường huyết, cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. Người bị tiểu đường không nên coi việc vận động là giải pháp duy nhất để hạ đường huyết, cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ như uống thuốc đúng giờ, có chế độ ăn uống được kiểm soát, bổ sung thêm thêm tập thể dục điều độ mỗi ngày.
Việc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc sẽ kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu và giảm sự xuất hiện của các biến chứng.
Những bài tập nào có tác dụng bổ trợ tốt cho việc hạ đường huyết?
– Thái cực quyền
Các bài tập của Thái cực quyền có thể tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa đường thành glucose, tăng cường độ nhạy cảm với insulin, đồng thời cải thiện sự cân bằng và sự linh hoạt của cơ thể.
Thông thường, người bị tiểu đường nên tập Thái cực quyền 5 lần một tuần, mỗi lần từ 20 đến 40 phút.
– Bơi
Bơi lội là một môn vận động toàn thân, không những có thể nâng cao thể chất mà còn giúp hạ đường huyết, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, có lượng đường trong máu tăng vừa phải và bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ở giai đoạn ổn định.
Cần lưu ý, thời lượng bơi lội không nên quá lâu, không nên ăn ngay sau khi bơi. Người bị tiểu đường có biến chứng ở da như lở loét nên tránh bơi lội.
– Đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh rất có lợi cho những người bị tiểu đường, nó có thể tăng cường độ nhạy insulin, cải thiện tình trạng kháng insulin, thúc đẩy các tế bào cơ hấp thu và sử dụng glucose trong cơ thể.
Lúc đầu, bạn nên đi bộ với tốc độ 80-100 bước mỗi phút trong 5 đến 10 phút, sau đó tăng lên 120 bước mỗi phút trong 30 phút.
– Nhảy, khiêu vũ
Khiêu vũ vừa phải có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường chức năng tim phổi.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khiêu vũ có thể cải thiện chức năng thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch, điều hòa nội tiết và giúp hạ đường huyết.
Cần lưu ý rằng độ khó của các động tác vũ đạo nên ở mức vừa phải, đồng thời cần chọn loại vũ đạo phù hợp, đừng bắt chước một cách mù quáng, thời gian vận động không quá 2 tiếng.
Sai lầm khi tập thể dục khiến đường huyết tăng
Vận động rất quan trọng nhưng trên thực tế lâm sàng, cũng có một số người bệnh tiểu đường mắc sai lầm khi tập dẫn tới việc không kiểm soát được lượng đường huyết. Dưới đây là 3 sai lầm bạn nên tránh:
1. Lượng đường trong máu cao trước khi tập thể dục
Lượng đường trong máu của người bị tiểu đường trước khi tập luyện nếu đã quá cao thì khi tập sẽ làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy, hoặc dẫn đến thiếu hụt insulin, tế bào không thể sử dụng đường để chuyển hóa năng lượng nên phân giải chất béo và protein để bù đắp. Điều này sẽ dẫn tới tăng lượng đường huyết, gây nhiễm toan ceton nghiêm trọng.
2. Tập luyện với cường độ cao gây mất sức
Vận động quá sức sẽ khiến thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, kích thích tiết hormone tăng glucose, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose, đồng thời sẽ thải ra một lượng lớn glucose vào trong máu. Do cơ hấp thụ đường chậm nên lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh.
3. Tập thể dục quá sớm
Tập thể dục quá sớm vào buổi sáng khi bụng đói có thể gây hạ đường huyết và thậm chí dẫn đến hôn mê. Ngoài ra, trong không khí sáng sớm, nồng độ carbon dioxide cao hơn, nhiệt độ thấp hơn, dưới tác động kích thích kép, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não dễ bị đột quỵ.
Tóm lại, bệnh nhân tiểu đường ngoài tập thể dục đúng cách còn cần phải uống thuốc đúng giờ và có chế độ ăn lành mạnh. Chú ý tránh tập luyện trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, khởi động khoảng 5 phút trước khi tập và chú ý giãn cơ sau khi tập.
Quý khách hàng quan tâm Viên uống tiểu đường 120 viên – Nhật Bản vui lòng inbox Fanpage,
Hotline: 098.111.5096 – 098.111.3330 (Sỉ) để được tư vấn chi tiết
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Gico
GPKD số: 0109908093 do Sở KH và ĐT TP Hà Nội cấp ngày 17/02/2022
Địa Chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội